Nhà khoa học nói về ca siêu lây nhiễm khiến 23 người đi cùng xe buýt mắc COVID-19
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:00, 03/09/2020
Khi 67 hành khách là Phật tử và tài xế đi cùng chiếc xe buýt ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào ngày 19.1.2020, chỉ một người trong số họ đang trong thời gian ủ bệnh do COVID-19 gây ra. Không ai đeo khẩu trang vì không biết hoặc đoán được sẽ bị mắc hay lây COVID-19. Những ngày sau đó có tổng cộng 24 người từ chuyến xe buýt này mắc COVID-19.
Nghiên cứu trên tạp chí JAMA Internal Medicine chỉ ra rằng làm thế nào mà một bệnh nhân có khả năng lây lan coronavirus chủng mới cho 1/3 số người trên xe buýt, trong hành trình khứ hồi 1 giờ 40 phút (100 phút) với quãng đường 917 km về phía đông thành phố Vũ Hán.
Nhà nghiên cứu nói rằng, ở những không gian kém thông thoáng với coronavirus, ngay cả khi giữ khoảng cách an toàn 2m với những người có vẻ khỏe mạnh nhưng đang mắc COVID-19, thì vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu không ai đeo khẩu trang.
"Điều này chắc chắn đáng lo ngại. Trong một số trường hợp, quy tắc giữ khoảng cách 2m không bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm SARS-CoV-2", Scott Weisenberg, Giám đốc y tế về y tế du lịch tại NYU Langone (trung tâm y tế hàng đầu Mỹ) và là bác sĩ bệnh truyền nhiễm, nhận xét.
Người mắc COVID-19 lên xe buýt vào ngày đó vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, người này đã tham dự một bữa ăn tối chỉ hai đêm trước đó với 4 người vừa đi du lịch về từ tỉnh Hồ Bắc, nơi coronavirus lây lan rất nhanh thời điểm đó.
Người này tiếp tục phát triển các triệu chứng đáng lo ngại chỉ vài giờ sau khi trở về nhà từ chuyến xe buýt như ho, ớn lạnh và đau nhức. Vài giờ ngay trước khi một người bắt đầu nhận thấy mắc COVID-19 thường là lúc mọi người dễ lây nhiễm coronavirus nhất.
Vài ngày sau, bệnh nhân đó có kết quả dương tính với COVID-19 và nhiều đồng nghiệp của người này trên xe buýt cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Tất cả họ đều đến sự kiện thờ cúng ngoài trời tại một ngôi chùa, nơi nguy cơ lây truyền bệnh sẽ thấp hơn đáng kể bên ngoài, với sự lưu thông tự nhiên của không khí.
Điểm đáng chú là có 60 người cũng đến ngôi chùa đó trên một chiếc xe buýt khác và không ai trong số họ mắc COVID-19.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng coronavirus chủng mới có khả năng lây lan nhờ sự trợ giúp của hệ thống điều hòa không khí trong xe buýt, thổi vi rút từ bệnh nhân COVID-19 sang những người khác trong thời gian 100 phút.
Renyi Zhang, giáo sư về khí quyển và hóa học tại Đại học Texas A&M (Mỹ), người nghiên cứu tác động của bình xịt đối với sức khỏe con người, nói với Bussiness Insider rằng: “Sự lây truyền qua đường không khí là rất nghiêm trọng. Biện pháp giữ khoảng cách không có tác dụng”.
Trên chuyến xe buýt đầu tiên, việc ngồi gần người bị mắc COVID-19 dường như không phải yếu tố chính để lây bệnh. Ví dụ người ngồi ngay cạnh bệnh nhân COVID-19 (được tô màu đỏ trên biểu đồ bên dưới) không có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Thế nhưng, người ngồi phía sau bệnh nhân COVID-19 hay cách xa bảy hàng ghế lại bị nhiễm bệnh (ghi chú bằng màu hồng).
Scott Weisenberg nhận xét: “Thật thú vị là trong môi trường có nguy cơ thực sự cao, vẫn có nhiều người không bị lây bệnh. Việc này có thể nói lên điều gì đó quan trọng về nguy cơ của từng cá nhân. Không phải ai cũng giống ai dù ở trong một khu vực".
Ít người ngồi gần cửa sổ (đánh dấu bằng màu xanh lá cây) vào ngày nắng gắt đó (nhiệt độ dao động từ 30 đến 50 độ C) bị lây COVID-19.
Khẩu trang có thể sẽ giúp kiểm soát sự lây lan của coronavirus, đặc biệt nếu bệnh nhân đeo nó. Mọi chuyện có lẽ đã diễn ra khác trên chuyến xe buýt đó nếu mọi người đều đeo khẩu trang.
Các nghiên cứu gần đây gợi ý rằng khẩu trang không chỉ có thể ngăn chặn sự lan truyền COVID-19 mà còn giúp những người khác khỏi bị lây bệnh nặng vì hạn chế lượng vi rút mà họ tiếp xúc ngay từ đầu.
Renyi Zhang cho biết khẩu trang có khả năng "ngăn vi rút xâm nhập vào phổi khi bạn hít thở" dù điều này chưa được chứng minh.
Scott Weisenberg nói thêm: “Nếu tất cả những người khác đều đeo mặt nạ, tôi nghĩ rằng dữ liệu bây giờ sẽ cho thấy rằng họ có thể ít khả năng bị nhiễm bệnh hơn. Trong số những người bị nhiễm coronavirus, họ có thể mắc bệnh ít nghiêm trọng hơn khi đeo khẩu trang".
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tuần hoàn không khí có thể nguy hiểm hoặc coronavirus có khả năng lây lan xa hơn 2 mét qua không khí trong nhà.
Nghiên cứu tương tự về những người ăn trưa tại nhà hàng cùng một người có triệu chứng nhiễm bệnh ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc vào cuối tháng 1.2020, cũng cho thấy hệ thống thông gió của nhà hàng có khả năng thổi vi rút ra sao.
Ngay cả trên máy bay, không gian kín, nơi không khí được thanh lọc rất tốt và mọi người đeo khẩu trang, nguy cơ nhiễm bệnh không phải là không có.
Nghiên cứu gần đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy một người trên chuyến bay chở hơn 290 hành khách từ Ý đến Hàn Quốc vào cuối tháng 3.2020 có khả năng lây bệnh từ 1 trong 6 nhân viên vận chuyển trên máy bay mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng.
Scott Weisenberg nói: “Bạn không bao giờ biết được khi nào ai đó có triệu chứng hoặc không có triệu chứng và có thể đang lây lan vi rút”, nhưng lưu ý rằng thông báo rằng nghiên cứu này không phải là lý do khiến người đi xe buýt và phương tiện giao thông công cộng ở Mỹ hoảng sợ.
“Tôi hy vọng rằng không khí lưu thông trong xe buýt ở Mỹ sẽ tốt hơn”, ông nói. Ngay cả khi không tốt hơn, mở cửa sổ luôn có ích.
"Ngoài trời có hệ thống thông gió tự nhiên vô hạn", tiến sĩ Don Milton, nhà vi rút học và giáo sư sức khỏe môi trường tại Đại học Maryland (Mỹ), người nghiên cứu cách con người nhiễm và truyền vi rút, nói.
Cơ quan Giao thông Đô thị ở thành phố New York không bình luận về câu chuyện trên cũng như trả lời về sự tuần hoàn không khí trên xe buýt của họ. Thế nhưng có một số bằng chứng cho thấy xe buýt của Cơ quan Giao thông Đô thị khá an toàn, đặc biệt là vì mọi hành khách hiện đều phải đeo khẩu trang.
Scott Weisenberg cho biết: “Mọi người chen chúc nhau trên những chiếc xe buýt miễn phí ở New York mà không giữ khoảng cách nhiều trong hơn 2 hoặc 3 tháng nay và chúng tôi chưa thấy những đợt bùng phát lớn”.
Nhân Hoàng