Thắp hương cầu nguyện trong dịp lễ tết: Tập tục có lịch sử đến 3.500 năm

Văn hóa - Ngày đăng : 16:11, 24/01/2020

Ngày Tết Nguyên đán, đa số người Việt Nam thường thắp hương ở chùa trước bàn thờ mộ phần ông bà tổ tiên để để tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới, nhưng ít ai biết rằng nghi lễ này có từ 3.500 năm về trước, một thời lịch sử lâu đáng kinh ngạc.

Trong đời sống tâm linh của người châu Á, đặc biệt là những người theo đạo Phật, đạo Lão, trong đó có người Việt, thắp hương được thực hiện trong dịp lễ tết, cúng giao thừa, đi lễ chùa, đám giỗ, đi thăm viếng mộ phần, khi cầu nguyện ở những nơi linh thiêng... Trong tâm thức của họ, thắp nhang là để tôn trọng trời phật thần thánh tổ tiên ông bà và tránh điều xui xẻo. Nghi lễ thắp nhang từ lâu đã thành nét văn hoá không thể thiếu của một số dân tộc ở châu Á.

Từ thực tế trên, rất nhiều người lầm tưởng tập tục thắp hươngxuất phát từ các nước châu Á. Thế nhưng theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, các sử gia, thắp nhang lại xuất phát từ nền văn minh Ai Cập. Nhiều tài liệu cho thấy người Ai Cập cổ đại được cho là người đầu tiên phát minh nhang và thực hành tập tục nàykhoảng3.500năm trước.

Người Ai Cập cổ đại thắp hương thương dâng các vị thần - Ảnh: Tư liệu từ bảo tàngIseum

Các nhà khảo cổ đã phát hiện việc người Ai Cập thắp nhang từ thời cổ đại trong cuốn Ebers Paccorus tài liệu ghi giấy cói ghi chép những kiến thức y học về sử dụng các loại thảo dược của người cổ đại sống trong thời gian đó. Trong đó là một công thức tiết lộ cách người Ai Cập cổ đại tạo ra mùi hương mà họ tập hợp thành những bó hoa dễ cháy để tôn vinh các vị thần của họ và chữa lành bệnh tật.

Người Ai Cập cổ đại cũng thực hành đốt nhang khi bắt đầu nghi thức để xua đuổi tà ma tại nhà và lăng mộ tổ tiên ông bà của họ.Nhang được thắp ở đây toả ra mùi thơm rất dễ chịu.

Ngoài ra còn có bằng chứng khảo cổ về các đốt nhang được tìm thấy trong Văn minh Indus có niên đại khoảng3.300năm trước.Các nhà sử học tìm thấy dấu vết của dầu được cho là đã được sử dụng để tăng mùi thơm của nhang.

Cũng trong thời điểm này, người Ấn Độ bắt đầu áp dụng kỹ thuật tạo mùi thơm cho nhang bằng cách chiết xuất từ các thảo mộc có mùi thơm như hạt Sarsaparilla, nhũ hương và cây bách, để tạo ra loại nhang riêng của họ.

Tập tục thắp hương ở Trung Quốc có khoảng2.000năm trước và trở nên phổ biến rộng hơn trong dân chúng ở các triều đại nhà Hạ, nhà Thương, và Chu. Không rõ chính xác tục thắp hương từ Ai Cập đã đến Trung Quốc như thế nào, có ý kiến cho rằng nó du nhập theo các thương thân vào đất nước theo con đường tơ lụa vào thời đó.

Việc thắp hương đã trở thành một phần của văn hóa Trung Quốc. Ngoài ý nghĩa thắp nhang như theo hình thức tâm linh tôn giáo, thời gian này, giới quan lại quý tộc của Trung Quốc cũng biết xây dựngcác phòng đặc biệt để thưởng thức mùi hương làm từ các loại thảo mộc quý.

Dâng hương lễ chùa, vào dịp đầu năm là nét văn hoá rất đẹp trong đời sống của người Việt - Ảnh: Q.V

Từ Trung Quốc, tục thắp hương cũng bắt đầu đến với các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Đầu tiên là các nhà sư của đạo Phật hướng dẫn người dân địa phương trong các nghi lễ tôn giáo sau đó thắp hương được phổ biến rộng rãi trong đời sống thường nhật của người dân.

Các võ sĩ Samurais cũng thắp hương cầu nguyện trước khi họ vào trận chiến.Đến thế kỷ 15, trong thời Muromachi, việc đốt nhang đã trở thành một phần của trong văn hóa của người Nhật Bản.

Người Hàn Quốc đã áp dụng thực hành thắp hương cho các nghi thức thanh tẩy của họ, giới quý tộc dùng các loại hương đặc biệt để thưởng thức mùi thơm từ hương.

Nhiều thập kỷ tiếp theo các triều đại phong kiến Trung Quốc mở rộng ảnhcác cuộc chinh phạt xuống phương Nam kéo theosự di cư ồ ạt của người Hoa đếnĐông Nam Á, thắphương trở nên phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực này.Malaysia, Singapore và Indonesia,Việt Nam là những nước cótập tục đốt hương được cho là cónguồn gốc từẤn Độ và Trung Quốc theo con đường truyền đạo Phật của các nhà sư, các thương nhân và người Hoa di cư.

Nhữngsố liệu trên cho thấy việc thắp hương có một lịch sử đáng kinh ngạc về truyền thống lâu đời nhất của thế giới bắt đầu từ 3.500 năm trước.

Tiểu Vũ

Tiểu Vũ