Tâm sự của những người ở đầu 'hỏa tuyến' chống coronavirus ở Vĩnh Phúc

Sự kiện - Ngày đăng : 12:28, 05/02/2020

Vĩnh Phúc được nhắc nhiều trong những ngày gần đây khi là tỉnh thành có nhiều ca nhiễu coronavirus tại đây. Trong 8 công nhân làm việc tại đây trở về từ Vũ Hán và có 5 người trong số này được xác định mang theo mầm bệnh.

Các ca dương tính với chủng mới của coronavirus trên địa bàn tỉnh xuất hiện tại 3 địa phương là Bình Xuyên, Tam Dương và Tam Đảo khiến người dân không khỏi lo lắng.Được biết, đoàn 8 người công nhân được Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (trong đó 4 trường hợp đã được xét nghiệm xác định dương tính với nCoV) và cùng trở về Việt Nam ngày 17.1.2020 trên chuyến bay CZ8315 của Southern China bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài. Sau đó được công ty đón về bằng xe công ty di chuyển về trụ sở công ty, tại công ty nhóm có tổ chức họp và di chuyển về nhà riêng.

Ngày 21.1, anh P.V.C. (29 tuổi, ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) là người đầu tiên trong nhóm phát bệnh. Anh C. nhập viện 2 ngày sau đó và được kết luận dương tính với corona.

Ngày 24.1, nữ công nhân N.T.T. (25 tuổi, quê Thanh Hóa) cũng phải nhập viện với biểu hiện sốt, ho, đau ngực. Một ngày sau, đến lượt chị D. phát bệnh tại nhà.

Liên tiếp trong hai ngày 3 và 4.2, thêm 2 công nhân trong nhóm 8 người đi Vũ Hán được kết luận dương tính với coronavirus. Đó là chị V.H.L (29 tuổi, trú tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) và anh T.C.P. (30 tuổi, ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Tiếp đến, là chị D. có triệu chứng sốt ngay trong ngày 25.1 (mùng 1 Tết). Khi nhập viện xét nghiệm, chị được về nhà ngày 28.1 với kết luận âm tính với coronavirus. Hai ngày sau, bệnh viện gọi chị quay lại xét nghiệm lần 2, lần này là dương tính.

Chiều 4.2, Bộ Y tế phát hiện thêm trường hợp của bà B. (42 tuổi, dì ruột của chị D.) dương tính với coronavirus. Người phụ nữ này không hề có trong đoàn đi Vũ Hán nhưng cùng ăn cơm, hát karaoke với chị D. trong dịp Tết và nhận định ban đầu là lây từ người nhà.

Theo Zing, chỉ đến khi phát hiện người thứ 5 dương trong nhóm tính với coronavirus, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc mới yêu cầu 3 công nhân còn lại đi cách ly bắt buộc tại Bệnh viện đa khoa huyện Tam Đảo. Trước đó, 3 người này được "cách ly tại nhà".

Việc vận động người nghi nhiễm coronavirus cũng không đơn giản vì không ai muốn bị cách ly. Phát hiện chị L. ở thị trấn Gia Khánh có tiền sử nghi nhiễm coronavirus, bác sĩ Nguyễn Thế Văn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Bình Xuyên và các cộng sự của mình đã nhiều lần trực tiếp xuống tận nhà gặp gỡ, động viên chị vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để theo dõi tình hình sức khỏe.

Trên báo Vĩnh Phúc, bác sĩ Văn nhận định, vì đối tượng đi từ vùng dịch về nên nguy cơ nhiễm vi rút rất cao, nếu không sớm được cách ly sẽ gây lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác thuyết phục, động viên chị L gặp nhiều trở ngại. Khó khăn lắm, nữ công nhân này mới chịu đồng ý xuống khám tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Chỉ ít ngày sau, chị L đã được phát hiện dương tính với coronarus. Ngay lập tức, công tác khoanh vùng, dập dịch tại chỗ được triển khai quyết liệt. Cùng với đó, cán bộ trung tâm cũng thường xuyên thăm hỏi tình hình sức khỏe các bệnh nhân đang điều trị, động viên người thân của bệnh nhân không nên hoang mang, lo lắng.

Bác sĩ Trần Văn Huấn, Phó Giám đốc TTYT huyện Bình Xuyên tâm sự: “Tôi và nhiều đồng nghiệp khác hàng ngày luân phiên làm công tác điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm vi rút tại khu vực cách ly đặc biệt của trung tâm. Công việc này luôn ẩn chứa sự hiểm nguy, tuy nhiên, tôi hiểu rằng, đây là trách nhiệm nghề nghiệp, là lương tâm của cán bộ ngành Y. Hơn ai hết, tôi hiểu cảm giác cô đơn và nỗi sợ hãi kéo dài và đôi khi là cả sự tuyệt vọng của người bệnh trong 14 ngày cách ly và thậm chí còn lâu hơn thế nữa. Khi đứng trước bệnh tật ai cũng thấy mình yếu đuối. Tôi cảm thương với người thân của họ, những người đang mỏi mắt chờ con, chờ chồng trở về, thoát khỏi loại vi rút quái ác đang là nỗi sợ hãi của cả thế giới. Với một đại dịch nguy hiểm, công tác phòng, chống dịch như một trận đánh lớn. Cùng sự vào cuộc tích cực, tổng tấn công của cán bộ, bác sĩ, ngành Y tế rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, sự chung tay, đồng lòng vượt qua khó khăn của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân”.

A.T

Anh Tú