Cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc vào cuộc điều tra sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng

Quốc tế - Ngày đăng : 07:31, 09/02/2020

Số ca nhiễm dịch coronavirus lại tăng ở Trung Quốc, càng khiến người dân giận dữ sau cái chết của vị bác sĩ từng báo động những ca nhiễm đầu tiên hồi cuối năm 2019.

Cơ quan chống tham nhũng vào cuộc

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) nêu việc Ủy ban Giám sát quốc gia (NSC, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Bắc Kinh), cử điều tra viên đến Vũ Hán, “để điều tra toàn diện về các vấn đề liên quan bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng mà quần chúng nhân dân đã nêu ra”, theo tuyên bố của NSC.

Bác sĩ Lý đã bị nhiễm dịch sau khi mổ mắt cho một nữ bệnh nhân, và anh đã qua đời tại Vũ Hán hôm 6.2. Cái chết của người bác sĩ 34 tuổi được gọi là “anh hùng” đã khiến người Trung Quốc rất thương tiếc, và cư dân mạng trút hết sự phẫn nộ với việc Lý cùng 7 đồng nghiệp vào tối 30.12.2019 phải đến đồn công an ký tên vào bản khai nhận “phao tin đồn thất thiệt”, sau khi anh dùng mạng xã hội WeChat để gióng chuông báo động các ca nhiễm “giống dịch SARS” vào sáng cùng ngày.

Cái chết của vị bác sĩ cũng khiến khơilại những phàn nàn lâu nay, rằngcác vụ bùng phát dịch bệnh như Hội chứng viêm hô hấp cấp (SARS) năm 2003, vụ rò rỉ hóa chất độc hại vào nguồn nước sinh hoạt của hàng triệu dân miền đông bắc Trung Quốc năm 2005... bị bưng bít thông tin.

Trong từng vụ đó, cơ quan chức năngTrung Quốc bị cáo buộc che giấu hoặc trì hoãn cung cấp thông tin cho dân biết, đồng thời hô hào “người dân phải tự bảo vệ chính mình”.

Dịch làm ngườidân mất niềm tin

SCMP nêu động thái cử đoàn điều tra NSC đã phát đi tín hiệu của chính phủ Trung Quốc, là muốn hạ nhiệtsự phẫn nộcủa người dân rằng chính phủ đã không tích cực phản ứng chống dịch, sau khi có sự báo động của bác sĩ Lý.

Cư dân mạng cũng đòi chính quyền xác định rõ nghĩa của chữ “tin đồn”, đồng thời kêu gọi chính quyền nới lỏng hoạt động kiểm duyệt Internet. Công dân Trung Quốc hiện có thể bị bỏ tù vì tội danh “phao tin đồn nhảm” hoặc gây rối.

Giáo sư luật Tần Tiền Hồng của Đại học Vũ Hán nói với SCMP: “Đây là một cuộc đại khủng hoảng. Dư luận Trung Quốc thường bị phân hóa, nhưng lần này lại hình thành sự nhất trí. Người dân chia sẻ cùng một thái độ và thể hiện sự cảm thông, đau buồn và cảm xúc bị đàn áp. Tôi sợ tình hình này có thể bùng nổ hoặc thậm chí sẽ trở nên nghiêm trọng hơn”.

Giáo sư Cố Túc, nhà khoa học chính trị ở Đại học Nam Kinh, nói quả là bất thường thì NSC cử đoàn điều tra nhằm xác minh nhanh cái chết của bác sĩ Lý.

Giáo sư Tần đồng ý: “Họ hiểu cuộc khủng hoảng này là do dư luận quần chúng và những lời chỉ trích. Nhằm xử lý cuộc khủng hoảng, họ sẽ phải làm gì đó cho người dân... vài quan chức sẽ bị xử phạt, nhưng họ cũng sẽ phải tạo sự cân bằng để không ảnh hưởng đến ý chí của các quan chức phụ trách chống dịch”.

Nhưng vị học giả đặt câu hỏi lớn hơn, đó là ai ra lệnh cho công an xử kỷ luật bác sĩ Lý, nhất là khi vụ “phao tin đồn thất thiệt” được Đài Truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng liên tục, báo hiệu có sự phê duyệt của chính quyền trung ương.

Giáo sư Cố nói: “Câu hỏi là liệu đấy có phải là tin đồn? Điều tốt nhất sẽ làm làm rõ nghĩa của chữ “tin đồn". Điều này có liên quan sự tự do ngôn luận, vì đó là các quyền mà luật pháp phải bảo vệ vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống và sự sống còn của người dân”.

Giáo sư Tần nói nếu quần chúng Trung Quốc không được thể hiện quan điểm, thì chính cuộc khủng hoảng niềm tin này sẽ lại tái diễn, và sẽ khó phục hồi niềm tin của nhân dân vào chính phủ: “Nay chính phủ đã mất tín nhiệm, và nếu quần chúng không tin quí vị nữa, liệu chính phủ sẽ đạt được các mục tiêu quốc gia trong năm 2020?”.

Vị học giả nói các quan chức Vũ Hán cũng bị lãnh đòn, giữa việc cố gắng khống chế dịch đồng thời phải đối mặt với sự chỉ trích của người dân và chính quyền trung ương.

Mỹ Trinh (theo AP, SCMP)

Mỹ Trinh