Nhà trường triển khai học trực tuyến được Bộ GD-ĐT khuyến khích, ủng hộ
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:41, 19/02/2020
Tính đến thời điểm này, đã có gần 60 tỉnhthànhtiếp tục cho học sinh nghỉ học thêm 1 tuần, thậm chí hết tháng 2 để phòngtránh dịch Covid-19, với nhiều bậc học tiểu học, THCS, THPT các emđược nghỉ tới 3 tuần lễ. Với kỳ nghỉ kéo dài, nhưng vẫn đảm bảo kiến thức để học sinh có thể sẵn sàng trởlại lớp bất cứ lúc nào, nhiều trường học, phụ huynh đã lựa chọn phương án là cho các em học trực tuyến trong thời gian nghỉ.
Trao đổi với phóng viên, thầy Trịnh Hùng Sơn - Hiệu trưởng THPT Lý Thái Tổ, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết việc học trực tuyến chỉ thực sự phổ biến ở các tỉnh thành có sự phát triển mạnh mẽ của internet, còn các nơi như các huyện, tỉnh miền núi, hay hải đảo xa thì rất khóáp dụng. Do vậy, trước khi tổ chức họctrực tuyến, các nhà quản lý cần rà soát về chất lượng công nghệ trên diện rộng, xem có đáp ứng được sự thay đổi về phương pháp đào tạo hay không.
Học trực tuyến tuy được Bộ GD-ĐT khuyến khích nhưng vẫn không tổ chức đồng đều ở các tỉnh thành
Hiện nay, rất nhiều các đơn vị nâng cấp hệ thống học trực tuyến của mình để đáp ứng nhu cầu của các trường, học sinh. Đơn cử như hệ thống iSmart đã nâng cấp việc đưa chương trình học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học dành cho các cấp học phổ thông lên môi trường trực tuyến. Giờ đây việc tiếp cận chương trình và trải nghiệm 2 môn học quan trọng này, các em học sinh có thể thực hiện từ bất kỳ địa điểm nào, mà không nhất thiết phải tới trường.Hệ thống của iSmart tại địa chỉ “online.ismart.edu.vn” sẽ cung cấp cho các em một môi trường học trực tuyến sinh động như lớp học thực với nội dung học liệu đầy đủ và phong phú.
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng cho biết nếu dịch Covid-19 còn tiếp tục thì phụ huynh vẫn chưa an tâm cho học sinh quay trở lại trường học. Để ứng phó với dịch bệnh do Covid-19 gây ra và các nguy cơ tương tự xảy ra trong tương lai, theo thầy Nhĩ, Bộ cần có kịch bản ứng phó hợp lý hơn thay vì các trường đang mạnh ai nấy làm.
"Cần áp dụng sách lược“dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong tình hình này, chớp lấy thời cơ chuyển việc dạy trực tuyến mở ra một cách rộng rãi. Chúng ta nên tính toán sử dụng các kênh truyền hình địa phương, trung ương để phục vụ một phần cho việc dạy thường xuyên cho học sinh, sinh viên. Các môn học thiên về lý thuyết hoàn toàn có thể dạy qua truyền hình. Chỉ cần chúng ta muốn làm thì có thể thiết kế dần ra các việc làm cụ thể. Nó không chỉ giải quyết các tình huống cấp bách như khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai mà còn là phương thức hiệu quả triển khai chủ trương học tập suốt đời", thầy Nhĩ nhận định.
Trao đổi về phương pháp dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Lan - đại diện của hệ thống giáo dục iSmart cho biết: “Việc số hóa các bài giảng đã được chúng tôi thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên đi vào hoạt động, cách đây 8 năm, dưới các hình thức đa dạng như video, hình ảnh 2D, 3D… song phần lớn dùng để chạy trên môi trường máy tính và máy chiếu offline. Từ năm 2018 chúng tôi bắt đầu đẩy mạnh và đặt mục tiêu 100% nội dung các bài học của 2 môn này phải có thể tiếp cận online. Tiến độ theo kế hoạch là đến cuối 2020, hệ thống iTO sẽ được sẽ hoàn thành giai đoạn 2, song trên thực tế chúng tôi đã làm nhanh hơn dự tính bởi sự xuất hiện của dịch cúm Covid-19. Giờ đây thầy cô và các em học sinh theo học chương trình iSmartkhông đến trường vẫn có thể tiếp cận kiến thức và thi online 2 môn này gần như bình thường”.
Nhiều giáo viên cho rằng khi học sinh tiếp tục nghỉ đến hết tháng 2 thì việc học tại nhà, tự học là cần thiết để duy trì tư duy kiến thức, động lực học tập
Cô Lan cũng đồng thời cho biết, ở giai đoạn tiếp theo, iTO sẽ được phát triển dành cho mọi đối tượng học sinh, kể cả những em không theo học chương trình của iSmartcũng có cơ hội trải nghiệm trên hệ thống, và bổ sung thêm nhiều tính năng thú vị khác nhằm giúp học sinh học vui hơn, hiệu quả hơn.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐTđánh giá cao việc các trường tổ chức dạy và học online thể hiện sự chủ động việc hướng dẫn học sinh tự học trong thời điểm phòng dịch bệnh.
Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học bù và hướng dẫn việc ôn tập cho học sinh phù hợp điều kiện thực tiễn; bảo đảm quy định thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thống nhất cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.
“Trên thực tế, nhiều trường đã sử dụng hình thức này để tổ chức các hoạt động học tập, luyện tập, vận dụng kiến thức cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp. Đây là những giải pháp được Bộ khuyến khích sử dụng để ứng phó với dịch bệnh và duy trì việc dạy học” - ông Nguyễn Xuân Thành khẳng định.
Đổi mới phương thức thi, kiểm tra đánh giá với sự ứng dụng công nghệ thông tin là chủ trương lớn của ngành GD-ĐTtrong thời gian tới. Đặc biệt, Bộ GD-ĐTđã dự kiến từ năm 2021 - 2023 có thể tổ chức thi THPT quốc gia trên máy tính một số lần/năm ở những vùng miền thuận lợi trước, hình thành dần các test site (vệ tinh của trung tâm khảo thí quốc gia) để tiến tới thi THPT quốc gia đại trà trên máy tính. Chính vì thế, việc các trường chủ động áp dụng hình thức học trực tuyến, kiểm tra và đánh giá kết quả online cũng sẽ là một bước đệm tốt với xu hướng này.
Dạ Thảo