Nữ Việt kiều Ý không hồi hương tránh dịch vì sợ thêm gánh nặng cho nhà nước
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 10:20, 20/03/2020
Xem thêm:Cô gái gốc Việt và anh trai bị hất đồ uống, hành hung ở Úc vì đeo khẩu trang
Chân dài ngoại quốc cầm biển xin tiền mỗi ngày ở TP.HCM giữa dịch gây bức xúc
2 cô gái chơi ma túy xong về quê tránh dịch, ô tô trốn chạy CSGT tông cột điện
Khách lạ quên mang ví, nhân viên ở Hà Nội vẫn đổ xăng và nói câu gây xúc động
Thầy nước ngoài ở TP.HCM bình luận miệt thị con gái Việt: Đề nghị đuổi việc, trục xuất
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam,số chuyến bay về nước ngày 18.3 là 102với hơn 8.000 khách. Trong đó có tới 1.095 khách từ châu Âu về Việt Nam, gồm 999 người Việt và 96 khách nước ngoài (không có khách nào đến từ khu vực Schengen và Anh).
Lượng khách về Việt Nam từ các nước vào ngày 19.3 là hơn 7.300.
Sợ nguy hiểm đến tính mạng vì không được xét nghiệm COVID-19, bị yêu cầu cách ly hay tự uống thuốc trị bệnh tại nhà, nhiều người Việt ở châu Âu đã đổ xô về nước trong những ngày qua. Lý do vì họ nghe được tin Việt Nam đối xử tốt, chăm sóc tận tâm với những người cách ly, xét nghiệm COVID-19 vàchữa trị miễn phí cho bệnh nhân.
Trong 69 ca dương tính với COVID-19 được công bố ở Việt Namtừ 6.3 đếnnay (trước đó là16 ca) có 30 người Việt về từ nước ngoài (phần lớn là Anh), đãlây nhiễm bệnh cho một số người khác vàkhiến hàngngàn người phải cách ly.
Vì thế gần đây, dân mạng Việt liên tục chia sẻ thông điệp“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Đang ở chỗ nào thì yên chỗ ấy” như lời nhắn nhủ đến những ai bỏ xứ qua nước ngoài sống, làm việc nhưng khi dịch COVID-19 bùng phát thì lo sợ và quay về nước.
Từng 8 năm công tác ở Việt Nam song đã sang Ý sống và làm được 2 năm, chị Thanh Hường vừađăng status gây chú ý về lý do không hồi hươnglúc nàydù đất nước hình chiếc ủng đang là tâm dịch COVID-19 củathế giới. Tính đến 9 giờ 45 sáng 20.3 (giờ Việt Nam), Ý đã có tổng cộng 41.035 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.405 người tử vong- vượt Trung Quốc. Hiện Trung Quốc có tổng cộng80.967 ca dương tính với COVID-19, trong đó 3.248 tử vong.
Chị Thanh Hường nêu ra những lý do gồm: Đang sống ở thành phố tương đối an toàn ở Ý; bản thân còn trẻ thuộc nhóm tuổi cần được Ý bảo vệ nhiều hơn; đang khỏe mạnh và không muốn vật vãhai ngày trời trên máy báy và tại các sân bay với hàng trăm người khác để có nguy cơ lây bệnh; không muốn thêmgánh nặng cho quê hươngvì không đáng được hưởng đặc ân 14 ngày cách ly có người phục vụ, cơm ăn miễn phí,...
Nội dung status gây sốt trênFacebookcủa chị Thanh Hường như sau:
Mọi người hỏi tại sao tôi không về Việt Nam? Ý những ngày này khiến cả thế giới lo ngại vì số người dương tính với COVID-19 tăng cả vài nghìn mỗi ngày, số ca tử vong thì mỗi ngày trên dưới 400 ca. Nếu nhìn vào con số ấy, ai cũng cảm thấy lo ngại và có phần hoảng sợ.
Trong tình hình ấy, không chỉ gia đình, người thân, bạn bè ở Việt Nam nhắn tin bảo tôi về nước đi cho an toàn. Thậm chí những bạn quốc tế bên ngoài nước Ý cũng nhắn tin nói tôi về đi, đừng tiếc công việc, Việt Nam an toàn, quan trọng là sức khỏe và mạng sống...Rất cảm động trước chân tình của mọi người.
Lý do tôi chưa về Việt Nam vì:
- Thứ nhất, ở thành phố tôi sống vẫn an toàn, thành phố miền trung nước Ý, cách Rome tầm 50-60km, với hơn 60.000 dân, theo thông báo chính thức của chính quyền là 5 ca dương tính với nCoV. Phần lớn chúng tôi ở trong nhà theo lệnh của chính phủ Ý, chỉ ra ngoài trong những trường hợp thật cần thiết.
- Thứ hai, bản thân tôi là người trẻ. Nhóm tuổi cần được bảo vệ nhiều hơn là người già và trẻ em, hoặc những người có bệnh nền.
- Thứ ba, tôi đang khỏe mạnh và không hề muốn mạo hiểm sức khỏe của mình để rời khỏi nhà, vật vã ở các sân bay hai ngày trời, ngồi trên máy bay với vài trăm người trong mười mấy tiếng đồng hồ, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Đó chính là những nơi có nguy cơ khiến tôi trở thành người bệnh.
- Thứ tư, tôi không muốn trở thành gánh nặng cho quê hương tôi, 14 ngày cách ly có người phục vụ, cơm ăn miễn phí,... Tôi đã làm gì để đáng được hưởng đặc ân này? Tôi đi làm và đóng thuế cho chính phủ Ý (dù mới chỉ 2 năm nay), bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội của tôi tại Ý. Mặc dù trước đó tôi đã có 8 năm làm việc, đóng thuế ở Việt Nam, nhưng thời điểm này nếu tôi trở về vẫn chính là thêm một phần gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Điều tôi muốn nói ở đây là, các bạn kiều bào, các du học sinh, nếu thành phố của các bạn vẫn an toàn, bản thân các bạn đang khỏe mạnh, đừng ồ ạt kéo nhau ra sân bay vì đó có thể chính là nơi nguy cơ lây bệnh cho các bạn.
Hiện có một làn sóng di cư của người Việt từ châu Âu, Mỹ và các nước khác trở về quê hương. Chúng ta cần nhớ lại rằng cuộc chạy loạn của người Vũ Hán, người miền bắc nước Ý trước giờ phong tỏa chính là nguyên nhân lây lan dịch bệnh khắp nơi và làn sóng trở về Việt Nam sẽ mang bao nhiêu nguồn bệnh trở về?
Nước Ý đã thông qua ngân sách hơn 660.000 tỉ để đối phó với dịch COVID-19. Nước ta còn nghèo, đồng bằng sông Cửu Long đang hạn hán nặng, nhân dân miền tây đứng trước nguy cơ đói và khát, mỗi người chúng ta nên bình tĩnh và suy nghĩ cho đại cuộc chung.
Đọc status này, nhiều dân mạngcàng bức xúcvớinhóm kháchViệt kiều hồi hương từ châu Âunói chuyện khó nghe với cán bộ hải quan,đòi được đưa cách ly sớm hoặc về nhà tự cách ly và chê bánh mì miễn phí nhân viên sân bay Nội Bài mang tới hôm 15.3.
Xem thêm:Thấy bộ đội nhường chỗ, ăn bờ, ngủ bụi, nhóm Việt kiều về nước tránh dịch có chạnh lòng?
Khắc Việt dạy dỗ chị Việt kiều Đài Loan, Mr Đàm lên án khách nữ gây rối ở sân bay Nội Bài
Từ châu Âu về Việt Nam tránh dịch, khách nữ làm ầm ĩ ở sân bay, đòi đi cách ly, chê bánh mì
Hot girl khoe ‘trốn về từ Vũ Hán, không bị cách ly’ trên Facebook gây hoang mang
Bệnh nhân 34 phủ nhận dự đám cưới, UBND Bình Thuận không tin, yêu cầu trích xuất camera
‘Nữ đại gia chân đất’ tặng 50 tấn gạo chống COVID-19, bỏ 6 tỉ xây trường cho trẻ em nghèo
Khoe clip bẫy ngàn con chim bằng lưới trong 2 năm, bắt cả đại bàng, sao chưa bị xử lý?
Chủ quán bar, mát xa, karaoke ở TP.HCM lo phá sản, nhân viên sợ thất nghiệp
Đá bóng thua 1-7, nhóm thanh niên về lấy hung khí chém đứt tay, tét đầu đội bạn
Nhân Hoàng