Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 gây khó dễ cho bệnh nhân khám BHYT

Sự kiện - Ngày đăng : 17:33, 07/05/2020

Bác sĩ hẹn bệnh nhân tái khám bảo hiểm y tế (BHYT) vào ngày không được khám BHYT; còn bệnh nhân đi khám vào ngày được khám BHYT thì bác sĩ lại nói đi khám không đúng ngày hẹn nên không được khám BHYT. Đó là chuyện “cười ra nước mắt” đang xảy ra tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Bé gái 3 tuổi chết ở BV Nhi đồng 2: Gia đình khiếu nại đến Bộ trưởng y tế

Bức xúc của gia đình có bé gái 3 tuổi tử vong ở Bệnh viện Nhi đồng 2

Sở Y tế TP.HCM: 'Vụ bé gái tử vong tại BV Nhi đồng 2 là thông tin nội bộ'

Tìm cách đẩy bệnh nhân BHYTkhám dịch vụ

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) là bệnh viện chuyên khoa, hạng 1, thuộc tuyến cuối của TP. Vì thế đây không phải là nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYTban đầu. Phần lớn những bệnh nhi được hưởng chế độ khám, chữa bệnh BHYT ở đây đều là những trường hợp cấp cứu hay có giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYTtừ các bệnh viện khác đến.

Tuy nhiên, thời gian gần đây người nhà một số bệnh nhi khám, chữa bệnh BHYTngoại trú từ các bệnh viện khác chuyển đến tỏ ra bức xúc khi các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2“đẩy” bệnh nhi sang khám dịch vụ, làm mất quyền lợi khám, chữa bệnh BHYTcủa họ.

Theo người nhà của những bệnh nhi này,các bác sĩ lạihẹn tái khám vào đúng những ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ – những ngày không khám BHYT không khác gì đẩy bệnh nhi khám, chữa bệnh dịch vụ.

Những bệnh nhi muốn khám, chữa bệnh BHYTbuộc phải tớivào những ngày thường thì bác sĩ nói dokhám không đúng ngày hẹn nên không được khám BHYT.

Mới đây, chị Nguyễn Thu Vân (41 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) đưa con trai 7 tuổi là cháu H.M.T. đến khám BHYTtại Bệnh viện Nhi đồng 2 tỏ ra khá bức xúc, khi bệnh viện này đẩycon trai chị phải khám dịch vụ.

Chị Vân cho biếtcháu T. thường xuyên bị đau bụng, nhất là mỗi khi khom lưng, lo sợ cháu có vấn đề nguy hiểm. Do đăng ký khám BHYTban đầu ở Bệnh viện quận 12, nên ngày 27.4.2020, chị đưa cháuT. đến đây khám. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ đã cho giấy chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi đồng 2. Ngay trong ngày, chị đưa cháu đến Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2 để khám BHYTtheo giấy chuyển tuyến. Tại đây, bác sĩ Nguyễn Đình Qui đã khám và chỉ định cho cháu T. đi siêu âm bụng. Kết quả siêu âm bụng cho thấy cháu T. bị “các quai ruột nhiều hơi”.

Bệnh nhi quay lại phòng khám và lúc này được bác sĩ Lê Trung Dung chẩn đoán: “K30 rối loạn tiêu hóa”. Sau đó, bác sĩ Dung nóimột số thuốc BHYTcho bệnh này đã hết, rồi cho 2 loại thuốc là Lacbiosyn và Oresol 245 để bệnh nhi về nhà uống.

Bác sĩ chủ động hẹn bệnh nhân tái khám BHYTvào đúng ngày nghỉ lễ 30.4, ngày không được khám BHYT- Ảnh: PV

Sau đó, bác sĩ Dunghẹn tái khám vào đúng ngày 30.4 rồi nói thòng một câu: “Ngày này là ngày nghỉ lễ, không khám BHYT, chị đưa cháu đi khám thì phải khám dịch vụ”. “Hẹn ngày đó tái khám BHYTmà bác sĩ nói vậy giống như đánh đố bệnh nhân. Bản thân bác sĩ biết ngày nghỉ lễ không khám BHYT, nhưng cố tình hẹn ngày đó tái khám. Thông thường khám BHYTbác sĩ hẹn sau 7 ngày thìtái khám, nhưng chưa đầy 3 ngày đã hẹn tái khám. Đây là ý đồ của bác sĩ muốn hẹn tái khám sau 3 ngày để rơi đúng vào ngày nghỉ lễ bệnh nhi không được khám BHYT,còn hẹn tái khám sau 7 ngày thì rơi vào ngày thường bệnh nhi được khám BHYT”, chị Vân giải thích.

Tuy nhiên, điều đáng nói khi bệnh nhân chủ động để qua những ngày nghỉ lễ mới đi tái khám, vì hiệu lực được tái khám BHYTvẫn còn, nhưng bất ngờ bệnh nhân lại nhận được câu từ chối thẳng thừng của các bác sĩ ở đây.

Theo chị Vân, sau hết thời gian nghỉ lễ, vào ngày 4.5 (trễ 4 ngày so với lịch hẹn tái khám), chị đưa cháu T. đến khu vực đăng ký khám BHYTBệnh viện Nhi đồng 2 rồi trình giấy tờ thì bác sĩ ở đây phán: “Không khám BHYTđược, chị tới không đúng với lịch hẹn tái khám, nếu muốn khám chỉ khám dịch vụ; còn khám BHYT phải về lại cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu xin giấy chuyến tuyến”.

“Tôi thực sự không thực hiểu nổi, bác sĩ hẹn tái khám BHYTvào ngày không được khám BHYT, còn đi khám vào ngày được khám BHYTthì bác sĩ nói đi không đúng ngày hẹn tái khám nên phải khám dịch vụ. Không lẽ lúc đó tôi phải quay về bệnh viện tuyến dưới để xin giấy chuyển tuyến nữa nên đành cho cháu khám dịch vụ cho xong”, chị Vân bức xúc.

Bệnh viện đã làm sai quy định

Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã liên lạc TS-BS Phạm Ngọc Thạch – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2. Ông Thạch cho biết chắc có sự nhầm lẫn nào đó của các y bác sĩ ở đây, vì bệnh viện chỉ khám BHYTvào giờ hành chính, từ thứ haiđếnthứ sáutrong tuần, không khám thứ bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉlễ. Ôngđề nghị phóng viên cung cấp thông tin bệnh nhân để ông giao cho các bộ phận giải quyết rồi báo cáo. Tuy nhiên, sau nhiều ngày được phóng viên cung cấp thông tin bệnh nhân cũng như việc khám chữa bệnh tại đây thì đến nayBệnh viện Nhi đồng 2 vẫn im hơi lặng tiếng.

Kết luận siêu âm bụng bệnh nhi "các quai ruột nhiều hơi" - Ảnh: PV

Ngày 7.5, trao đổi với phóng viên Một Thế Giới về vấn đề này, ông Phan Văn Mến – Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho rằngnếu Bệnh viện Nhi đồng 2 xử lý như trên là sai quy định vềBHYT.

Theo ông Mến, giấy chuyển tuyến, từ tuyến dưới lên tuyến trên cũng như tuyến quận huyện lên tuyến TP có giá trị trong vòng 10 ngày. Riêng đối với giấy tái khám được chia thành 2 loại bệnh, bệnh mạn tính và bệnh thông thường.

Trong đó, đối với các bệnh mạn tính, giấy tái khám có giá trị trong vòng 1 năm. Đối với bệnh thông thường,giấy tái khám có giá trị 10 ngày. Nghĩa là trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày bác sĩ hẹn tái khám, bệnh nhân khám ngày nào cũng được hưởng chế độ BHYTmà không cần phải xin lại giấy chuyển tuyến.

Như vậy, nếu chiếu theo trường hợp trên, bệnh nhiđi tái khám sau ngày hẹn tái khám chỉ có 4 ngày nên vẫn được khám BHYTbình thường mà không cần phải xin giấy chuyển tuyến. “Các bác sĩ ở đây (Bệnh viện Nhi đồng 2 - PV) đã làm việc quá máy móc, cần phải xem lại. Điều này đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi khám, chữa bệnh BHYTcủa bệnh nhân”, ông Mến nói.

Hồ Quang

Hồ Quang