TP.HCM đề nghị Bộ Quốc phòng bàn giao đất tại Ba Son

Sự kiện - Ngày đăng : 16:12, 22/08/2020

Khu vực lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thuộc khu đất có chức năng đất văn hóa bảo tồn, phương án bảo tồn đã được Bộ VH-TT-DL thống nhất năm 2015. Hiện khu đất này do Tổng Công ty Ba Son quản lý và đã được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất quốc phòng).

UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng bàn giao khu đất di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son (số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, khoảng 6.000m²) và các tài sản gắn liền với di tích cho TP.HCM quản lý và đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích. Việc này thực hiện theo nội dung đã được thống nhất giữa Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

Khu vực lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thuộc khu đất có chức năng đất văn hóa bảo tồn, phương án bảo tồn đã được Bộ VH-TT-DL thống nhất năm 2015. Hiện khu đất này do Tổng Công ty Ba Son quản lý và đã được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất quốc phòng).

Theo Quy hoạch Phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có hướng tuyến đi ngang khu vực này...

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc trùng tu Cột cờ Thủ Ngữ (quận 1). Đây là công trình có giá trị kiến trúc và lịch sử đặc biệt quan trọng, được xếp hạng di tích cấp TP từ năm 2016.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP giao SởQuy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn đơn vị tư vấn lập phương án cải tạo, chỉnh trang công viên Bến Bạch Đằng cần khảo sát kỹ, đề xuất xử lý các kết cấu, công trình hiện hữu xâm lấn sông Sài Gòn, báo cáo rõ những công trình hiện hữu đề xuất giữ lại và các công trình cần tháo dỡ trong công viên Bến Bạch Đằng, khẩn trương lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng cải tạo.

Chủ tịch UBND TP đã thống nhất chọn phương án phục hồi công trình, giữ nguyên hình thức kiến trúc Cột cờ và thực hiện một số thay đổi cần thiết về cấu trúc và kiến trúc công trình dưới chân cột cờ, nhưng vẫn đảm bảo bảo tồn các yếu tố đặc trưng mang tính lịch sử và kiến trúc.

Việc cải tạo công trình Cột cờ Thủ Ngữ cũng sẽ được thực hiện cùng với việc cải tạo công viên tại Cột cờ, theo hướng tăng không gian động, tạo một quảng trường nhỏ trước cột cờ để người dân có thêm không gian sinh hoạt, và là nơi diễn ra các hoạt động công cộng. Ngoài ra, công viên này sẽ tăng tính kết nối với Công viên Bến Bạch Đằng, công viên hầm vượt sông Sài Gòn.

Cột cờ Thủ Ngữ được người Pháp xây dựng vào tháng 10-.865, nằm trên khu vực Bến Bạch Đằng, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM ngày nay.

theo SGGP

sggp