Kêu gọi điều tra nguồn gốc coronavirus, Úc nhận đòn thù liên tiếp từ Trung Quốc
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:25, 24/08/2020
Theo trang Nikkei, căng thẳng với Trung Quốc leo thang kể từ khi Thủ tướng Úc - Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của coronavirus chủng mới vào tháng 4.2020. Ngày 17.5, Úc và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt sự ủng hộ của tổng cộng 62 nước về việc yêu cầu điều tra độc lập về nguồn gốc coronavirus dù Trung Quốc chỉ trích rằng điều này là sự đổ lỗi nguy hiểm có thể dẫn đến chiến tranh thương mại.
Mới đây, Trung Quốc đã hạn chế hơn nữa nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Úc khi quan hệ song phương xấu đi.
Bắc Kinh gần đây mở một cuộc điều tra chống bán phá giá với rượu vang xuất khẩu của Úc, sau các lệnh trừng phạt thương mại đã được áp dụng đối với thịt bò và lúa mạch nước này.
Bộ trưởng Thương mại Úc - Simon Birmingham nói về hành động của Trung Quốc: “Chúng tôi nhận thấy điều này vô cùng đáng lo ngại và bối rối vì ngành công nghiệp rượu vang của Úc không được trợ cấp xuất khẩu và chắc chắn không bán phá giá sản phẩm trên thị trường thế giới”.
Hồi tháng 5.2020, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu thịt từ 4 lò mổ của Úc với lý do "vi phạm nhiều lần các yêu cầu về kiểm tra và kiểm dịch".Ngay sau đó, Trung Quốc quyết định áp thuế hơn 80% với lúa mạch Úc với lý do “phá giá gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp nội địa". Mức thuế 80,5% có hiệu lực từ ngày 19.5 và thời hạn lên tới 5 năm,gồm thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9%.
Thời điểm đó, Bộ trưởng Thương mại Úc cho biết nước này thất vọng với quyết định áp thuế của Trung Quốc, đồng thời phản đối cáo buộc phá giá từBắc Kinh.
Nhà phân tích tại mộttổ chức tài chính của Úc ước tính rằng các lô hàng lúa mạch của Úc đến Trung Quốc đã giảm 98,7% trong 1 tháng, xuống còn khoảng 1,09 triệu USD Úc (780.000 USD Mỹ) trong tháng 6.2020. Xuất khẩu thịt từ Úc sang Trung Quốc giảm 22% trong tháng 6.
Với việc Trung Quốc chiếm khoảng 40% lượng rượu xuất khẩu của Úc, nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đang cho Canberra (Thủ đô Úc) thấy rằng họ có thể gây ra nhiều đau đớn trên mặt trận thương mại.
Quan hệ song phương với Trung Quốc trở nên xấu đi vào tháng 4.2020 khi Úc yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của coronavirus. Vào thời điểm đó, ngày càng có nhiều lời kêu gọi ở Mỹ và châu Âu yêu cầu Trung Quốc bồi thường vì là nguồn lây coronavirus.
Theo Nikkei, một giáo sư đại học ở Bắc Kinh cho biết nỗi sợ hãi lớn nhất của Trung Quốc là bị các nước đòi bồi thường. Giáo sư lập luận rằng Trung Quốc tìm cách ngăn cản các nước khác tham gia kêu gọi điều tra nguồn gốc coronavirus bằng cách phát động một cuộc tấn công tổng lực vào Úc. Lý do vìÚc kêu gọi điều tra có thể dẫn đến yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường.
Thời gian quan, Úc nhiều lần khiến Trung Quốc nóng mắt. Vào tháng 8.2018, Úc đã quyết định loại bỏ các sản phẩm của công ty viễn thông Huawei khỏi mạng 5G thế hệ tiếp theo của nước này do lo ngại về bảo mật.Sau đó, Trung Quốc bắt đầu điều tra chống bán phá giá với lúa mạch của Úc và thắt chặt kiểm tra theo thủ tục nhập khẩu than.
Tờ Guang Ming Daily của Trung Quốc chỉ trích Úc trên mạng xã hội vào tháng 12.2018 khi cho rằng Liên minh tình báo Five Eyes, bao gồm Úc, Anh, Mỹ, Canada và New Zealand, đã chặn Huawei.
Quan hệ Trung - Úc nguội lạnh hơn nữa trong năm nay do các vấn đề liên quan đến Hồng Kông và Biển Đông. Tháng 7.2020, sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia với Hồng Kông, Thủ tướng Scott Morrison nói rằng người Hồng Kông ở Úc có thể xin gia hạn visa thêm 5 năm.
Cuối tháng 7.2020, Úc đã gửi một bức thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres tuyên bố rằng nước này không công nhận các yêu sách sâu rộng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hôm 20.8, tạp chí Financial Review (Úc) đưa tinÚc sẽ không chấp thuận đề xuất về việc China Mengniu Dairy (công ty sữa Trung Quốc) mua lại Lion Dairy & Drinks (công ty sữa Úc) từ Kirin Holdings (Nhật Bản).
Financial Review dẫn lời một chuyên gia cho rằng các vấn đề ngoại giao ảnh hưởng đến quyết định của Chính phủ Úc.
Mỹ đang cố gắng kiểm soát Trung Quốc bằng cách hợp tác với các nền dân chủ khác, chủ yếu là các thành viên Five Eyes như Anh và Úc. Dẫu Canberra đang hợp tác chặt chẽ với Washington về các vấn đề an ninh như Huawei và Biển Đông, nhưng sự phụ thuộc sâu sắc vào Bắc Kinh về mặt kinh tế có nghĩa là sự tranh chấp kéo dài sẽ có tác động lớn hơn đến cuộc sống hàng ngày của người dân xứ chuột túi.
Trung Quốc chiếm 32,6% hàng xuất khẩu của Úc trong 1 năm tính đến tháng 6.2019, con số này cao hơn so với Mỹ, Canada hoặc New Zealand. Hơn 80% quặng sắt của Úc, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất nước này, sang Trung Quốc. Con số này là hơn 70% với len và hơn 60% với lúa mạch.
Dù đặt mục tiêu tìm thêm khách hàng cho các sản phẩm nông nghiệp của mình, Úc vẫn chưa tìm được nước thay thế cho Trung Quốc.
John Hewson, cựu lãnh đạo đảng Tự do cầm quyền của Úc, cho rằng cả Úc và Trung Quốc đều cần một mối quan hệ thương mại mang tính xây dựng trong dài hạn.
Xem thêm:Mỹ tìm bằng chứng bệnh nhân đầu tiên và SARS-CoV-2 bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán
Người Tây Tạng tị nạn tại Ấn Độ dùng WeChat chat với người thân ở quê dù bị Trung Quốc giám sát
Ông Trump ca ngợi FDA vì phê duyệt khẩn cấp cách điều trị COVID-19 bằng huyết tương
‘Liên minh người dùng WeChat ở Mỹ và TikTok kiện chính quyền Trump vì lệnh hành pháp
'TikTok vẫn trả lương cho nhân viên dù bị cấm tại Ấn Độ và hoạt động ở Mỹ dài lâu'
3 lần bị nhà mạng chặn, website phim lậu lớn nhất Việt Nam vẫn cố sống vì đâu?
‘Tổng thống Donald Trump từ chối cho Trung Quốc nhận tiền từ vụ bán TikTok’
'Tổng thống Trump cho phép các công ty Mỹ sử dụng WeChat ở Trung Quốc'
Vắc xin COVID-19 của Nga có thể gây hại nhiều hơn lợi’
Đột biến coronavirus dễ lây gấp 10 lần: Độc lực không mạnh hơn chủng khác, vắc xin kháng được
Nhân Hoàng