Thực phẩm chay '3 không' tràn lan, mối lo cho sức khỏe
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 14:45, 04/09/2020
Bên cạnh những món chay truyền thống làm từ đậu hũ, các loại rau củ quả thì những món chay đóng hộp, chế biến sẵn hiện nay được sản xuất rất đa dạng và phong phú, không kém gì những món mặn. Tại nhiều chợ lớn trên địa bàn Hà Nội nhưchợ Đồng Xuân, chợ Hôm... và nhiều siêu thị, cửa hàng nhỏ lẻ, thực phẩm chay được bày bán rất nhiều. Trong đó đa số là thực phẩm đã chế biến đóng hộp và các loại gia vị chế biến đồ chay.
Nhiều loại thực phẩm chay “3 không” (không nhãn mác, không xuất xứ, không hạn sử dụng) cả ngoài thị trường và trên mạng, được người tiêu dùng muaphổ biến nhưpa tê, giò chả, nem rán, gà rán, các loại thịt cá chay kho... Không chỉ vậy, thị trường còn xuất hiện nhiều món chay đặc biệt, có tên gọi hấp dẫn như món mặn như: Ốc bươu vàng, mực ống, cá biển, mề gà chay, cá basa... Đáng nói, mức giá của đồ chay ấy rẻ chỉ bằng nửa hoặc 2/3 so với đồ mặn, xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với hạn sử dụng và nhãn mác không rõ ràng.
Chị Vân - một người ăn chay trường gần 15 năm ở phố 8 Tháng 3 (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết ăn chay đang là xu hướng vì tâm lý an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên số đôngngười dùng thực phẩm chay đóng hộp, đã chế biến sẵn, không biết rõ nguồn gốc, cách chế biến, bảo quản như thế nào.
Theo chị Vân, thực phẩm chay trên thị trường không rõ nguồn gốc hiện nay rất nhiều. Các loại chế biến sẵn, gia vị từ Đài Loan, Trung Quốc... rất nhiều phẩm màu, chất bảo quản, đặc biệt là chất kích thích vị giác gây độc hại cho người dùng.
"Tôi từng chứng kiến một trường hợp thu gom các loại thực phẩm chay giá rẻ, trôi nổi, không nhãn mác, xuất xứ... trên mạng về chế biến thành mâm cỗ có giá 1,5 triệu đồng, rồi đem bán. Qua đó mới thấy rằng, dù là mua đồ ăn đã chế biến hay chưa chế biến thì cũng phải nắm được rõ nguồn gốc, nguyên liệu", chị Vân kể. Vì vậy, chị khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều phẩm màu không rõ nguồn gốc. Thay vào đó nên chọn những món thanh đạm như luộc, hấp... sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Chị Hương - chủ một cửa hàng chay ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội khẳng định đa số các loại thực phẩm chay đóng gói, chế biến sẵn dùng phẩm màu, chất phụ gia rất nhiều để nhằm giữ được mùi thơm, vị mặn ngọt, dẻo, giòn...
"Khác với đồ mặn, đồ chay không giữ được mùi vịsẽ rất khó ăn. Thậm chí, bảo quản và chế biến không đảm bảo sẽ rất dễ gây độc hại cho người sử dụng. Không phải đồ ăn chay nào cũng an toàn, chỉ cần dùng gia vị hay thực phẩm bẩn, quá date... cách bảo quản, chế biến không an toàn là rất dễ gây ngộ độc", chị Hương nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, để các loại thực phẩm chay có mùi vị và hình thù giống đồ mặn thì các nhà sản xuất phải sử dụng chất tạo mùi, màu, phụ gia, chống ẩm mốc, chất định hình... Chất tạo màu, tạo mùi thường là hóa chất (carbuahydro) gây độc hại cho sức khỏe, có khả năng gây rối loạn về hormone giới tính, thậm chí gây ung thư.
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường đạihọc Bách khoa Hà Nội) cho biết các cơ quan quản lýđã ban hành danh mục các chất phụ gia thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có ghi rõ tên các chất phụ gia được phép dùng với giới hạn tối đa trong từng loại thực phẩm. Do vậy nếu không sử dụng đúng liều lượng và những sản phẩm trong danh mục này thì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Thời gian gần đây, hai vụ việc ngộ độc nặng do dùng thực phẩm chay đã gây hoang mang dư luận. Cụ thể vào tháng 5 vừa qua, 230 người ở Đà Nẵng đã bị ngộ độc do ăn đồ ăn chay nhiễm vi sinh vật vượt ngưỡng. Các món chay này là nem chay, mì căn, đậu khuôn chiên, "cá" kho chay, "sườn xá xíu" chay, chả chay kho, mì căn xào "thịt bò" chay, chả phù chúc, nui xào.
Hay gần đây là nhất là vụ việc gần chục người bị ngộ độc do độc tố có trong Pate Minh Chay. Theo thông báo của Cục An toàn thực phẩm, từ ngày 13.7 đến 18.8đã có 9 người được xác định bị ngộ độc do thực phẩm nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum. Tổng cộng đã có 9 ca bệnh phải điều trị tại các bệnh viện.
Bài và ảnh: Tuyết Nhung