Nhà hàng Trung Quốc khốn đốn vì chiến dịch ‘vét sạch bát đĩa’ của Chủ tịch Tập Cận Bình
Quốc tế - Ngày đăng : 11:56, 06/09/2020
Sự sụt giảm gần đây về giá cổ phiếu của các công tyđiều hành nhà hàng ở Trung Quốc dường như được thúc đẩy bởi chính trị, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên án thói háu ăn của người nước này và công chúng phục tùnglời kêu gọi từ ông.
Cổ phiếu chuỗi cửa hàng vịt quay Trung Quốc Quanjude Group giảm hơn 10% vào giữa tháng 8 tương tự công ty điều hành nhà hàng và khách sạn Xian Catering. Cổ phiếu Jin Jiang, công ty điều hành khách sạn kiếm phần lớn doanh thu từ kinh doanh tiệc, có thời điểm giảm khoảng 20% vào tháng trước.
Mọi chuyện bắt đầu khi tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng việc ăn uống lãng phí quá mức là "gây sốc và đau buồn" được đưa tin rầm rộ trên các phương tiện truyền thông vào tháng 8.
"Ai biết được thức ăn trên đĩa của chúng ta, mỗi hạt thóc đều từ công sức khó nhọc. Lãng phí là điều đáng xấu hổ và tiết kiệm là điều đáng trân trọng", Chủ tịch Trung Quốc nói trong bài phát biểu ngày 11.8.
Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ cũng như lãng phí thực phẩm lớn nhất thế giới. Ước tínhmỗi năm Trung Quốc lãng phí khoảng 15 triệu tấn thực phẩm, đủ nuôi sống hàng chục triệu người. 60% lượng thực phẩm bị lãng phí là do người tiêu dùng.
Văn hóa Trung Quốc cho rằng, chuẩn bị nhiều thức ăn là thể hiện sự tôn trọng với khách đến chơi nhà. Nếu không chuẩn bị “mâm cao cỗ đầy”, khách sẽ cảm thấy không được tiếp đón tử tế. Khi ăn ở quán và nhà hàng, người Trung Quốc cũng rất ít khi yêu cầu hộp đựng thực phẩm mang về vì cho rằng làm vậy sẽ tỏ ra hẹp hòi.
Nhận xét tháng trước của ông Tập Cận Bình rằng công chúng Trung Quốc nên có cảm giác khủng hoảng về an ninh lương thực nhanh chóng lan rộng ra toàn quốc, thúc đẩy các thành phố, doanh nghiệp và cá nhân hành động.
Theo trang Bloomberg, việc tiết kiệm thực phẩm không phải mục tiêu duy nhất của chiến dịch “vét sạch bát đĩa” mà sâu xa hơn, ông Tập muốn giải quyết lượng rác thải khổng lồ ở nước đông dân nhất thế giới. Thực phẩm đổ bỏ thường chiếm từ 50 – 70% lượng rác thải ở khu vực thành thị Trung Quốc.Giải quyết được vấn đề lãng phí thực phẩm giúp Trung Quốc “nhẹ gánh” vớirác thải.
Chiến dịch này đi ngược lại với văn hóa Trung Quốc là gọi và làm nhiều món nhiều hơn để thể hiện sự hào phóng, đặc biệt là tại các bữa tiệc.
Thời gian qua, những thực khách đến nhà hàng thịt bò nướng Chuiyanđều phải cân trọng lượng cơ thểtrước khi gọi món. Sau đó, nhân viên nhà hàng sẽ gợi ý cho khách lượng thực phẩm vừa đủ ăn.Ví dụ, nếu là nam và nặng 80kg, khách được khuyên nên dùng món ba chỉ kho. Nếu khách lànữ, nặng dưới 40 kg thìsẽ đượcgợi ý nên gọi đầu cá và thịt bò rán.
Theo nhà hàng Chuiyan, mục đíchviệc này làgiúp kháchgọi những suất ăn phù hợp hơn, nhằm hưởng ứng chiến dịch “vét sạch bát đĩa”.
Một nhóm thương mại có tên Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Ăn uống Vũ Hánkêu gọi các nhà hàng trong thành phố triển khai hệ thống N-1, khuyến nghị kháchđặt một món ăn ít hơn số lượng thực khách. Động thái tương tự cũng diễn ra ở một số thành phố khác, trong đó tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc Trung Quốc thậm chí còn giới thiệumẫu N-2.
Nhiềunhà hàng Trung Quốcđang tham gia để hưởng ứngchiến dịch “vét sạch bát đĩa". Những thông điệp như "không có thức ăn thừa" và "dọn sạch đĩa của bạn" xuất hiện tại các quánở Thượng Hải.
Nhà hàng Jade Garden thậm chí đang giảm giá 10% cho khách không còn thức ăn thừa, khuyến khích họmang về nhà những gì ăn chưa hết.
Khách sạn Xing Guo đang miễn 15% phí dịch vụ cho những khách dùng bữa mà không còn thức ăn trên đĩa.
Một số cửa hàng mì ramen Ma Ji Yong cung cấp hộp đựng đồ ăn mang đi miễn phí.
"Khách hàng Trung Quốc đang gọi đồ ăn ít hơn",người quản lýmột nhà hàng Ý ở Thượng Hải than thở.
Chủ tịchTập Cận Bìnhlà một trong những vị lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm nhất trong việc chống lãng phí thực phẩm. Năm 2013, ông Tập từng phát động chiến dịch “vét sạch bát đĩa” lần thứ nhất và thu về kết quả tốt khi hạn chế những bữa tiệc xa hoa, lãng phí của quan chức.
Vìsao Chủ tịchTập Cận Bình tiếp tụcban hành sắc lệnh nhắm vào rác thải thực phẩm? Tỷ lệ tự cung tự cấp của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm trong dài hạn và xung đột thương mại giữa Bắc Kinh với Mỹ ảnh hưởng xấu đến nhập khẩu đậu tương của họ có thể xảy ra.
Theo trang Nikkei, ông Tập Cận Bình được cho đang kiểm tra lòng trung thành của công chúng khi Trung Quốc bắt đầu tập trung vào việc liệu ông có tiếp tục làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba sau 7 năm tại vị (từ ngày 14.3.2013) không. Với việc lựa chọn vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc năm 2022 đang đến gần, mùa chính trị ởnước này đã bắt đầu, gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế.
Xem thêm:Trung Quốc: Người từ Mỹ phải có kết quả âm tính với COVID-19 mới được lên máy bay
Nghiên cứu COVID-19 và tình dục, tiến sĩ khuyên đeo khẩu trang khi quan hệ với tình mới
Nhà khoa học nói về ca siêu lây nhiễm khiến 23 người đi cùng xe buýt mắc COVID-19
'2,3 triệu người Mỹ có thể chết vì COVID-19 nếu áp dụng miễn dịch cộng đồng'
Nhật Bản xem xét tiêm vắc xin COVID-19 miễn phí cho mọi người dân
Con trai Tổng thống Trump: Trung Quốc có thể lấy dữ liệu từ TikTok làm hại con bạn
Chính quyền Trump xem xét đưa nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc vào danh sách đen
‘Ấn Độ gây tổn thất cho Trung Quốc và chính họ, tạo cơ hội để Mỹ tiếp quản thị trường’
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc khiến nhiều công ty ở Ấn Độ trả giá, cơ hội lớn cho Mỹ
Trung Quốc mong Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm ứng dụng, quay lại hợp tác đôi bên cùng có lợi
Nhật trả tiền cho công ty chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Ấn Độ sau Việt Nam
Nhân Hoàng