AstraZeneca: Cuối năm mới biết hiệu quả của vắc xin COVID-19 triển vọng nhất
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 19:10, 10/09/2020
Cuối năm nay, AstraZeneca mới biết biết liệu vắc xincủa hãng nàycó bảo vệ con người chống lại coronavirus hay không miễn là nó được cho phép sớm tiếp tục thử nghiệm.
Theo Reuters, ông Pascal Soriot, Giám đốc điều hành AstraZeneca (công ty dược phẩm và dược phẩm sinh học đa quốc gia Anh-Thụy Điển có trụ sở ở Anh) cho biết điều nàyhôm nay trong bối cảnh có sự nghi ngờ về việc triển khai vắc xin của họ.
Các nước đang kỳ vọng vào một loại vắc xin có thể chấm dứt đại dịch COVID-19 đã khiến 908.000 người chết và ảnh hưởng tiêu cực đếnnền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Tuy nhiên, AstraZeneca đã tạm dừngthử nghiệm giai đoạn cuối với vắc xin COVID-19 tiềm năng của họ sau khi một tình nguyện viên ở Anh bị bệnh. Rộ tin người này mắc các triệu chứng liên quan đến viêm tủy cắt ngang, một chứng rối loạn viêm tủy sống hiếm gặp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá vắc xin AstraZeneca đang phát triển với Đại học Oxford (Anh) là loại có triển vọng nhất để ngừa COVID-19.
Hôm nay, ông Pascal Soriot nói trong một sự kiện trực tuyến rằng AstraZeneca vẫn chưa biết chẩn đoán về tình nguyện viên mắc bệnh và nói thêm rằng không rõ liệu người này có bị viêm tủy cắt ngang hay không vì cần làm thêm các xét nghiệm.
Ông Pascal Soriot tiết lộ chẩn đoán sẽ được đệ trình lên một ủy ban an toàn độc lập và điều này thường sẽ cho biết liệu các cuộc thử nghiệm có thể được tiếp tục hay không, đồng thời nói thêm rằng việc tạm dừng như vậy là bình thường.
Nhiều nhà khoa học cũng đồng quan điểm với ông Pascal Soriot.
Theo Charlie Weller, người đứng đầu Chương trình Vắc xin thuộc tổ chức Wellcome: “An toàn phải được cân nhắc trước tiên, tạm dừng thử nghiệm chờ điều tra là đúng đắn. Đây là một phần bình thường trong thử nghiệm vắc xin quy tụ hàng ngànngười tham gia. Ta cần nhanh chóng tìm hiểu bệnh mà tình nguyện viên mắc phải có mối quan hệ nào với vắc xin hay giả dược hay không”.
Giảng viên James Gill thuộc Trường Y Warwick nhận định: “Trong quá trình phát triển bất kỳ loại thuốc nào, người thử nghiệm sẽ xuất hiện tác dụng phụ. Họ cũng sẽ bị bệnh một cách tự nhiên khi đã tiêm vắc xin. Chúng ta đều biết vắc xin cúm không gây bệnh cúm, nhưng vài trường hợp không may trong khoảng thời gian họ được tiêm chủng”.
Theo giáo sư Stephen Evans thuộc Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London, thử nghiệm có tình nguyện viên trên 70 tuổi tham gia dễ xuất hiện chuyện ngoài ý muốn. Tuy nhiên ông nhận định quyết định tạm dừng thử nghiệm là minh chứng cho thấy AstraZeneca/Oxford thực hiện công việc rất cẩn trọng, kiểm soát kỹ càng quá trình.
“Còn quá sớm để kết luận vắc xin gây tác dụng phụ. Ngay cả khi đã có kết luận vắc xin là nguyên nhân thì vẫn còn nhiều yếu tố gây ảnh hưởng khác”, giáo sư Evans nhấn mạnh.
Tháng 7 vừa qua, AstraZeneca từng tạm dừng thử nghiệm vắc xin COVID-19 khi một tình nguyện viên mắc chứng đa xơ cứng. Đơn vị độc lập sau đó xác nhận chứng đa xơ cứng không liên quan đến vắc xin.
Xem thêm:'Đây là triệu chứng đáng sợ nhất khi mắc COVID-19'
ByteDance hù dọa Tổng thống Trump khi đàm phán để tránh bán TikTok ở Mỹ
Huawei không dám cuồng ngôn vì chờ ân huệ từ Mỹ, tác động tiêu cực ngắn hạn với Samsung
TikTok hoảng loạn tìm cách ngăn video cựu chiến binh tự sát lan rộng, Facebook lên tiếng
Con trai Tổng thống Trump: Trung Quốc có thể lấy dữ liệu từ TikTok làm hại con bạn
Nghiên cứu COVID-19 và tình dục, tiến sĩ khuyên đeo khẩu trang khi quan hệ với tình mới
Nhà khoa học nói về ca siêu lây nhiễm khiến 23 người đi cùng xe buýt mắc COVID-19
Ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 cho người già hay trẻ, nhóm chuyên gia đưa giải pháp gây tranh cãi
‘Đưa các sinh viên mắc COVID-19 từ trường về nhà là điều tồi tệ nhất có thể làm'
'2,3 triệu người Mỹ có thể chết vì COVID-19 nếu áp dụng miễn dịch cộng đồng'
Ông Trump muốn phân ly kinh tế, Trung Quốc nêu sáng kiến bảo mật dữ liệu toàn cầu
Ông Trump gọi Biden là 'kẻ ngốc, sẽ đóng băng kinh tế Mỹ vì virus Trung Quốc nếu đắc cử'
Ký ức kinh hoàng của cô gái bị cảnh sát bắt vì đăng bài bất lợi cho Trung Quốc trên WeChat
Nhân Hoàng