Phụ huynh rối bời trước tình trạng ‘loạn’ sách giáo khoa lớp 1
Giáo dục - Ngày đăng : 05:41, 11/09/2020
Liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông mới, đầu năm học 2020-2021, một số trường học đã thông báo danh mục bộ sách giáo khoa (SGK), tham khảo kèm vở viết lớp 1 lên tới 700.000 - 800.000 đồng/bộ đã khiến dư luận bức xúc. Bên cạnh giá tiền chênh lệch gấp nhiều lần so với mọi năm thì nội dung của những cuốn sách giáo khoa năm nay cũng khiến nhiều phụ huynh hoang mang.
5 bộ sách được phê duyệt, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục; Cánh diềudo các nhà chuyên môn ở cả hai miền Nam, Bắcbiên soạn. Cả 5 bộ SGK đều có những môn được các trường lựa chọn chứ không có bộ SGK nào bị “từ chối” hoàn toàn ở tất cả các môn. Có một số cuốn sách được 14/15 trường lựa chọn và ngược lại có nhiều cuốn không trường nào hoặc chỉ có 1 trường lựa chọn.Tùytheo địa phương, có tỉnh chọn 100% cho 1 bộ SGK. Điều này tạo nên sự rối rắm về nội dung, nhiều phụ huynh cũng cảm thấy khó xửkhi đi mua sách cho con em mình.
Nhiều phụ huynh tại TP.HCM chưa thể mua đầy đủ SGK lớp 1 cho con theo yêu cầu của nhà trường
Phụ huynh có con vào lớp 1ở nhiều nơicho biết, đầu năm học, ngoài SGK, các trường yêu cầu phải mua sách bổ trợ, dụng cụ học liệu đi kèm... Trong khi các loại SGK, bài tập, sách tham khảo và một số dụng cụ học liệu đều không được giải thích cặn kẽ nên đã gây hoang mang, bối rối cho các bậc phụ huynh. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện SGKlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nên nhiều phụ huynh cũng chưa biết sẽ phải mua những loại SGK, sách bài tập, sách tham khảo nào. Để tránh ảnh hưởng việc học của con, nhiều phụ huynh đã đăng ký mua trọn bộ theo danh mục nhà trường thông báo.
Chị T.Tcó con học lớp 1 tại Trường tiểu học Sông Lô (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)cho biết chị vừa mua 1 bộ SGK cho con tại trường hết hơn 800.000đ cho cả học kỳ 1 và 2. Điều mà chị bức xúc là nội dung trong sách Toánkhá rối mắt, nhiều hình màu quá, lại thiết kế vụn vặt nên chị sợ con trẻ sẽ mất tập trung khi học.
Còn chị M.H có con học Tại trường tiểu học Yên Thế (Q.Tân Bình) cũng cho biết khi cầm tờ danh mụcgiáo viêngửi để mua đúng những cuốn nhà trường yêu cầu, thếnhưng chị đã đi 2nhà sách tại quận Tân Bình mà vẫn chưa mua đủ vì nhà sách nào cũng bị thiếu không cuốn nọ thì cuốn kia. Chị cũng đặt câu hỏi "Tại sao ra 5 bộ sách vậy? Trường dựa trên tiêu chí gì để chọn sách? Học sinhhọc các bộ sách khác nhau,5 loại kiến thức khác nhau thì điểm chung là gì?"
Số lượng sách phải mua tại các trường tiểu học ởTP.HCM nói riêng và trên cả nước nói chung không đồng đều
Khảo sát qua mộtsố nhà sách tại TP.HCM, chúng tôithấy sự lo âu, thậm chí nổi cáu của nhiều phụ huynh khi không tìm được đủ số sách mà nhà trường yêu cầu. Anh B.D cho biếtanh đã đi 3 nhà sách rồi mà vẫn chưa mua được cuốn Toán 1 và Tiếng Việt 1.
Tại nhà sách Nhân Văn (Q.Tân Bình, TP.HCM), khá đôngphụ huynh đến tìm mua sách lớp 1 cho con, tay ai cũng cầm tờ danh mụccác đầu sách do nhà trường yêu cầu. Sự lo âu thể hiện rõ trên khuôn mặt chai sạm, anh T.H lật lật mộtsố cuốn và nói "Chỉ riêng những khái niệm, từ ngữ Hán Việt trên tênsách và bộ sách cũng đủ làm đau đầu người giảng dạy và phụ huynh có kiến thức tốt, chứ đừng nói đến những đứa trẻ tập tễnh vào đời".
Một giáo viên tại TP.HCM chia sẻ: "Sách tham khảo thì người cần là giáo viên chứ không phải là các em học sinh, và nhà trường phải trang bị sách này cho các giáo viên, các thầy cô vận dụng sách tham khảo khéo léo đưa vào bài giảng chứ trẻ con lớp 1 đã biết gì mà vận dụng với tham khảo".
Qua đó, có thểthấynhiều trường tiểu học đã không giới thiệu rõ ràng, cụ thể tới các phụ huynh về chương trình giáo dục phổ thông mới khiến họ bị động trong việc đồng hành cùng con trong năm học đầu đời. Đây là nămđầu tiên mà cả nước đặt nhiều kỳ vọng mở đầu chặng đường đổi mới giáo dục, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh, nhưng đáng tiếc làngành giáo dục đã để dư luận nghi ngờ về hiệu quả ngay từ những ngày đầu.
Ngày 8.9, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản gửi giám đốc các sở GD-ĐT yêu cầu tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các sở GD-ĐTtiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và báo cáo về Bộ trước ngày 20.9.
Ngày 9.9, căn cứ công văn ngày 4.9 của Bộ GD-ĐT về việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu trưởng phòng GD-ĐT triển khai cho các trường tiểu học trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các nội dung về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo đã được quy định tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Sách giáo khoalà tài liệu bắt buộc sử dụng trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định. Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên, khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo, phụ huynh và học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc.
Đối với bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021, thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt gồm 8 môn học bắt buộc: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật và 1 môn học tự chọn là Ngoại ngữ 1 (tiếng Anh). Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường tiểu học phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về sách giáo khoa sử dụng tại nhà trường để học sinh và gia đình học sinh biết, thực hiện mua sắm.