Trưởng cơ quan đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại TP.HCM nói về vai trò truyền thông tài chính
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 17:00, 22/09/2020
Ngày 22.9.2020, đã diễn ra Lễ Vinh danh Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất 2020 do Vietstock phối hợp với FiLi - cơ quan báo chí của Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam đồng tổ chức.
IR Awards là Chương trình Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất được tổ chức thường niên nhằm mục tiêu: Cải thiện về minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán; Gia tăng chất lượng thông tin công bố và niềm tin của nhà đầu tư; Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động IR.
Kết quả cuộc khảo sát toàn diện trong giai đoạn 12 tháng (01/05/2019 – 30/04/2020) cho thấy, số lượng doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tuân thủ đúng và đầy đủ về nghĩa vụ công bố thông tin (CBTT) trên cả hai sàn chứng khoán (HOSE và HNX) là 329 doanh nghiệp trong tổng số 729 DNNY thuộc danh sách khảo sát, tương ứng với tỷ lệ 45.13%.
Trong năm thứ 10 của IR Awards, Chương trình ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng về chất lượng CBTT của các doanh nghiệp. Nếu như năm 2011, toàn thị trường chứng khoán chỉ có 3% số lượng doanh nghiệp đáp ứng được quy định thì đến nay tỷ trọng này đã lên đến hơn 45%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định, là nền tảng cơ bản thể hiện việc đối xử công bằng với cổ đông và cộng đồng đầu tư.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại TP.HCM cho biết: “Thị trường chứng khoán Việt có hàng ngàn cổ phiếu đang niêm yết và đăng ký giao dịch. Nhưng theo dữ liệu thống kê của Vietstock, gần một nửa cổ phiếu niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX và khoảng 2/3 cổ phiếu trên sàn UPCoM (788 mã) có khối lượng giao dịch bình quân (KLGDBQ) qua 1 năm dưới 10,000 cp/phiên. Trong đó, HNX có 5 mã và UPCoM có 137 mã có KLGDBQ là số 0 tròn trĩnh.
Khoảng trống truyền thông tài chính khiến giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp có nền tảng tốt chưa phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp, thanh khoản cổ phiếu thấp do chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư là một trong những thực trạng mà các doanh nghiệp niêm yết hiện nay cần chú trọng thay đổi”.
Ở góc độ của quỹ đầu tư, ông Nguyễn Hoàng Linh - Giám đốc Nghiên cứu Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank (VCBF) tại buổi lễcho rằng:trước khi đầu tư, nhà đầu tư cần nghiên cứu rất kỹ công ty việc này cần thông tin về hoạt động kinh doanh, kế hoạch mở rộng hoạt động doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư cần tiếp cận nguồn tin chính thống, mức độ tin cậy cao. Doanh nghiệp không làm tốt IR sẽ dẫn tới tình hình thiếu hụt thông tin về doanh nghiệp, mức định giá doanh nghiệp sẽ giảm.
Bên cạnh đó, IR tốt sẽ nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu ưa thích doanh nghiệp, người ta sẽ ưu tiên giới thiệu doanh ngiệp cho người khác. Nhiều trường hợp nhà đàu tư đứng lên bảo vệ doanh nghiệp khi có tin đồn thất thiệt.
Vào mùa công bố thông tin, IR không tốt sẽ làm thông tin bị thiếu hụt, nhà đầu tư quan tâm sẽ trực tiếp liên lạc khiến một số bộ phân bị quá tải. Để giảm thiểu việc này, nhà đầu tư có thể thực hiện đăng tải kết quả kinh doanh qua việc đăng tải website. Nhờ đó, giải quyết được việc nhà đầu tư chủ động liên hệ, tránh tốn thời gian không cần thiết.Một mặt nào đó, nếu tin tưởng vào IR của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ bình tĩnh hơn khi có tin đồn thất thiệt, đợi thông tin chính thống từ doanh nghiệp.
Nhà đầu tư có thể chia sẻ các thông tin, kiến thức hữu ích. Qua trao đổi thường xuyên với nhà đầu tư, nhà đâu tư sẽ hiểu hơn về hoạt động của dn từ đó kỳ vọngvề gia sẽ phản ánh sát theo hoạt động của dn.Có thêm góc nhìn để hoạt động kinh doanh.
Còn ông Nguyễn Anh ĐứcGiám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức – Phát triển khách hàng tổ chức CTCP Chứng khoán SSI đánh giá: Các doanh nghiệp lớn làm IR rất chuyên nghiệp, có bộ phân IR riêng, có lịch IR rõ ràng, đem lại rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và dài hạn.
Một số doanh nghiệp có phân bổ nguồn lực cho IR, thuê tư vấn hoặc out source hẳn từ các công ty chứng khoán, sau một vài năm khi có kinh nghiệm sẽ tự làm IR.Tuy nhiên, còn nhóm chưa phân bổ vào nguồn lực IR hoặc chưa quan tâm, thường là các công ty nhỏ hoặc chưa đại chúng.
Ông Đức nêu ra một số đề xuất cho IR. Ở mặt nhận thức, doanh nghiệp cần hiểu về hoạt động IR. Từng giai đoạn sẽ có mục tiêu IR khác nhau: Chẳng hạn, có doanh nghiệp cần tăng tính đại chúng để nhà đầu tư, công ty chứng khoán biết tới; có doanh nghiệp cần nhà đầu tư nước ngoài biết tới mình, hoặc doanh nghiệp cần truyền thông khi muốn huy động vốn. Từ việc biết được mục tiêu làm IR, doanh nghiệp sẽ biết được để phân bổ nguồn lực hợp lý để đạt được yêu cầu.
Doanh nghiệp nên có team IR riêng, KPI rõ ràng. Doanh nghiệp nên có IR Calender, khung thời gian để bám sát làm IR. Đây là hoạt động xây dựng niềm tin, không thể làm trong ngày một ngày hai mà đạt được, cần có chiến lược trong thời gian dài.
Nhóm thứ 2 giải pháp thứ hai liên quan tới nhu cầu ESG với các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng trong thời gian qua, yêu cầu này sẽ tạo áp lực cho các công ty Việt Nam. Muốn thu hút vốn từ thế giới, ESG là yêu cầu quan trọng.
P.V