'Báo động đỏ' tiến độ đầu tư các dự án giao thông chục ngàn tỉ kết nối TP.HCM
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 20:40, 25/09/2020
Theo bà Lã Hồng Hạnh, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT), khu vực phía nam hiện có hàng loạt đại dự án giao thông kết nối đại đô thị TP.HCM.
Cụ thể, ở lĩnh vực đường bộ, TP.HCM đang nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh nút giao An Phú. Giai đoạn 1 hoàn thành đồng bộ với dự án phát triển giao thông xanh.
Không những vậy, TP.HCM sẽ tiếp tục hoàn thiện Vành đai 2 (11km) và dự kiến hoàn thành đầu năm 2023. Dự án Vành đai 3 (Tân Vạn - Nhơn Trạch) có vốn vay Hàn Quốc đang được thiết kế kỹ thuật và dự kiến khởi công quý 4/2020. Một số dự án khác thuộc Vành đai 3 đang được Bộ GTVT nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Về giao thông kết nối các tỉnh khác, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 (4 làn xe) được đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức ban đầu là 10.000 tỉ đồng. Dự án Long Thành - Dầu Giây, mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thanh lên 8 làn xe được giao cho Tổng Công ty Cửu Long, với tổng mức đầu tư 10.000 tỉ.
Còn dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc HCM - Tràng Bảng đã nghiên cứu, có 4 làn xe, được đầu tư hình thức PPP thì đang giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, cao tốc Bến Lức - Long Thành (6 triệu USD) được dự kiến hoàn thành 2023.
Với lĩnh vực hàng không, hiện dự án mở rộng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với tổng mức 11.000 tỉ đang được ACV thực hiện và dự kiến khởi công vào quý 1/2021, hoàn thành tháng 7/2023. Cảng Hàng không Long Thành cuối năm nay hoặc đầu năm sau thi công, tiến độ đến 2025.
Vềđường sắt đô thị, tuyến đường sắt Bến Thành - Suốt Tiên dự kiến cuối 2021 khai thác thương mại. Sau đó, các cơ quan sẽ triển khai đường sắt nhẹ từ Thủ Thiêm đi Long Thành để phục vụ sân bay Long Thành. Còn dự án Bến Thành - Tham Lương đã xong ga deport, đang thực hiện giải phóng mặt bằng.
Nhận định về việc quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối TP.HCM, bà Hạnh nói hệ thống đường bộ và đường sắt đô thị đều có sự gắn bó mật thiết và có ảnh hưởng lớn với quá trình phát triển đô thị cũng như kết nối trực tiếp TP.HCM với trong vùng và liên vùng. Trong đó, 5 tuyến quốc lộ đóng vai trò trục hướng tâm cho giao thông hỗn hợp vào tận trung tâm thành phố, còn 6 tuyến cao tốc đóng vai trò trục hướng tâm cho phương tiện cơ giới lưu thông với tốc độ cao kết nối đến hệ thống đường vành đai.
Về đường sắt, theo quy hoạch đường sắt quốc gia, trên địa bàn TP.HCM, ngoàituyến Bắc - Nam sẽđịnh hướng phát triển các tuyến đường sắt tăng cường kết nối TP.HCM với các địa phương trong vùng và kết nối cảng biển.
Về hàng không, để nâng cấp, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách/năm nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc, hiệndự án xây dựng nhà ga hành khách quốc nội T3 (ACV là chủ đầu tư) và dự án nâng cấp, cải tạo đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang được triển khai.
“So sánh với quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt, có thể nói tiến độ đầu tư các dự án đều chậm, chưa đáp ứng nhu cầu vận tải và đang là trở lựcvới sự phát triển của thành phố về mọi mặt”, bà Hạnh nói.
Cụ thể, tiến độ đầu tư các tuyến đường vành đai, quốc lộ và cao tốc và hướng tâm đều chậm, dẫn đến nhiều tuyến đường nội thành phải đảm nhận cả vận tải nội vùng và liên vùng. Các đô thị vệ tinh phát triển chậm do kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến vùng lõi thành phố trở thành đô thị nén với mức độ ngày càng cao.
Hệ thống vận tải hành khách khối lượng lớn cũng đầu tư chậm, chưa hình thành hệ thống hoàn chỉnh, giao thông nội thành chủ yếu vẫn dồn lên hệ thống đường bộ trong khi loại hình này không thể đảm nhận vận tải hành khách khối lượng lớn.
Để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế, trở thành hạt nhân của vùng, bà Hạnh nói cần sớm đầu tư hệ thống đường vành đai đô thị, các tuyến cao tốc, hệ thống đường sắt đô thị. Ngoài ra, thành phố cần nghiên cứu thí điểm cơ chế huy động tối đa nguồn lực từ quỹ đất khi đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết hợp với phát triển đô thị.
Phan Diệu