Nghiên cứu phát triển trực thăng không người lái phục vụ nông nghiệp
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 05:32, 12/01/2019
Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, định hướng mục tiêu gồm thiết kế, chế tạo và thử nghiệm được máy bay trực thăng không người lái phục vụ nông nghiệp; tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài và nâng cao năng lực của cán bộ nghiên cứu, đào tạo.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng yêu cầu kết quả phải đạt được 1 máy bay trực thăng không người lái, với các thông số sau: Tải có ích tối thiểu 15kg, trần bay 50m, tốc độ bay tối đa 7m/s, bán kính hoạt động 2km.
Ngoài ra, đề tài phải có bộ hồ sơ thiết kế; bộ quy trình chế tạo, lắp đặt; tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành, bảo trì trực thăng không người lái phục vụ nông nghiệp; 4 bài báo hoặc báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc tế và trong nước; đào tạo 2 thạc sĩ; tham gia đào tạo 1 nghiên cứu sinh.
Cầnbộ sưu tập ít nhất 100 chủng vi nấm biển được thu thập từ các tỉnh phía bắc - Ảnh: Internet
Nằm trong Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học và công nghệ đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ còn phê duyệt danh mục 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng “Nghiên cứu sàng lọc một số chủng vi nấm biển khu vực phía bắc để chiết xuất các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, gây độc tế bào”.
Theo đó, yêu cầu kết quả đạt được cầnbộ sưu tập ít nhất 100 chủng vi nấm biển được thu thập từ các tỉnh phía bắc; báo cáo kết quả sàng lọc, quy trình nuôi cấy các chủng vi nấm biển chứa hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, gây độc tế bào; quy trình tách chiết, tinh chế các hoạt chất, báo cáo kết quả đánh giá tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, gây độc tế bào từ vi nấm biển... 2 bài báo quốc tế ISI, 4 bài báo quốc gia; hỗ trợ đào tạo 1 nghiên cứu sinh; đăng ký 1 sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
Hồ sơ tuyển chọn sẽ được gửi về Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ; thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ là ngày 11.3.2019.
Thu Anh