Lung Cột Cầu: Kỳ bí còn dưới lòng đất
Du lịch - Ngày đăng : 09:58, 18/01/2019
Tại điểm cuối của con rạch Khai Luông, nơi giáp với rạch Bàu Nhỏ, chính là nơi bắt nguồn của lung Cột Cầu. Lung này vài năm trước vẫn còn dài hơn 300m, mặt nước trải đầy những cây sen xanh mướt. Nhưng giờ, cỏ đã mọc, dần che khuất...
Buổi sáng. Khung cảnh tại đây hết sức thanh bình. Những cây si, cây gừa cổ thụ… đứng im lìm, trầm mặc, góp thêm vào khung cảnh tĩnh mịch, nên thơ. Không tiếng xe cộ, không khói bụi tràn lan, khắp nơi tràn đầy luồng không khí trong lành, thỉnh thoảng nghe vài tiếng chim hót ngân vang, góp thêm phần thư thái…
Đoạn lung dài khoảng 300m trước đây- Ảnh: CTV
Giờ đây, nơi này được đầu tư trở thành khu du lịch sinh thái, hấp dẫn rất đông du khách. Hầu như ngày nào trong tuần, cũng có rất nhiều bạn trẻ, đến câu cá, sinh hoạt dã ngoại như chèo thuyền, câu cá, tắm sông, thưởng thức các món đặc sản như gà nấu củ lùn, ếch nướng, bánh khọt… Nhưng ít ai biết, nơi đây từng chứa đựng nhiều bí mật chưa được giải mã.
Mộtngười dân, nhà ngay sát lung, kể rằng thời xưa cá dưới lung nhiều vô kể. Từ cá lóc, cá rô đồng cho tới những con cá trê vàng ươm, múp míp… Nhưng điểm hấp dẫn của nơi đây không phải là khung cảnh, không gian mà chính là những điều kỳ thú về nền văn hóa Óc Eo!
“Cái tên bưng Đá Nổi - lung Cột Cầu không phải vô cớ mà có”, mộtngười địa phương, nói. Gọi bưng Đá Nổi, vì nơi đây, ngay gần cuối lung, từ rất lâu đã xuất hiện 1 đống đá cổ, mỗi hòn lớn cỡ 1 vòng tay người ôm, “nổi” lên mặt đất. Có lẽ người Khơme xưa định gom đống đá ấy về dùng để cất chùa. Tiếc rằng, khi xây khu du lịch, đống đá đã “thất lạc” dần...
Nhiều bạn trẻ không biết mình đang đốt lửa trại tại nơi từng khai quật nhiều cổ vật- Ảnh: H.V
Còn lung Cột Cầu, cái tên xuất phát từ hàng trăm cây cột lớn nhỏ được xếp thành 2 hàng, hầu hết đều là gỗ căm-xe, tự nhiên từ lòng đất nhô dần lên. “Có lâu lắm rồi, chẳng ai còn nhớ nữa”, ông Nguyễn Văn Tời, người từng cư ngụ ở đây, kể lại.
Theo ông Tời, đó có thể là dấu tích của người thời Óc Eo, đã từng xây nhà, dựng cột… tại mảnh đất này. Sau này, chủ nhân khu đất đã cho chuyển một phần cột về Bảo tàng Cần Thơ. Còn một số, vẫn được chủ khu du lịch cất giữ cẩn thận.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, cư dânÓc Eo cổcư trú trên nhà sàn ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo. Hình thức nàyđược duy trìvà phát triểntrở thành một “truyền thống” thể hiện qua hệ thống di tích kiến trúc và những di vật khảo cổ có niên đại từ đầu Công nguyên đến thế kỷ 10-12.
Không gian thoáng đãng ở lung Cột Cầu - Ảnh: H.V
Ông Tời kể rằng, vài chục năm trước, trong quá trình cải tạo đất để trồng trọt, người dân tình cờ phát hiện thêm nhiều mảnh gốm, sứ, tượng đá, mảnh vàng cổ… Khoảng năm 1988, có mộtđoàn các nhà khoa học Liên Xô (cũ) cũng đã đến đây tìm hiểu.
Trước đó, khoảng năm 1985, đoàn khảo sát của viện Khảo cổ Trung ương cũng đã đến thu thập nhiều mẫu cổ vật… “Họ thu được nhiều lắm, đoán chừng phải 1 xe tải mới chứa hết”, ông Tời nói.
Văn hóa Óc Eo phân bố chủ yếu trong phạm vi các tỉnh Nam Bộ. Các di tích đã được phát hiện tại An Giang, Cần Thơ… hầu hết nằm dưới lòng đất trên dưới 3m, gồm các công trình kiến trúc tôn giáo và các khu mộ táng.
Còn hiện vật vô cùng phong phú. Từ các tượng Phật, tượng thần bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng, còn có hiện vật được làm bằng vàng. Hay những phù điêu và con dấu khắc trên gốm, đá, thủytinh, kim loại.
Ngoài ra còn có những đồng tiền kim khí đúc bằng vàng, đồng, chì thiếc, chì sắt. Nhiều hiện vật bằng vàng và vàng lá có hình chạm khắc, nhiều đồ trang sức bằng đá quý, đá màu, thủytinh, kim loại, nhiều loại đồ gốm và những vật dụng bằng đất nung, đá, gỗ…
Đó là một nền văn hóabiển, hình thành và phát triển ở miền Tây sông Hậu. Cư dân Óc Eo - Phù Nam đã sớm thành thạo trong kỹ thuật khai thác biển, có kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc trong việc trị thủy, làm thủylợi và phát triển kinh tế hải thương.
Nhiều diễn viên, người mẫu chọn nơi đây làm bối cảnh quay phim, chụp ảnh- Ảnh: H.V
Do biết phát huy những điều kiện thuận lợi của vị thế tự nhiên, Phù Nam đã trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời là nơi tiếp nhận và truyền phát văn hóagiữa phương Đông và phương Tây, qua vị trí chuyển giao của văn minh Ấn Độ.
Những phát hiện về nền văn hóa Óc Eo đã làm rõ thêm vai trò của văn hóa Óc Eo và cảng thị Óc Eo theo con đường tơ lụa trên biển đối với vùng Đông Nam Á hải đảo và sang tận Địa Trung Hải.
Cho đến nay, tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu đều coi Óc Eo là nền tảng đồng thời là sự phát triển sớm nhất, tiêu biểu của văn hóaPhù Nam và vương quốc Phù Nam.
Đại diện Bảo tàng Cần Thơ cho biết, các hiện vật thu thập từ bưng Đá Nổi - lung Cột Cầu hiện đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Cần Thơ.
“Các nhà khảo cổ lâu nay không thấy ai quay lại. Trước đây, họ chỉ đào bới thu thập hiện vật theo chỉ dẫn của người dân địa phương chứ không khảo sát hết cả khu. Do đó, bên dưới chắc hẳn còn rất nhiều hiện vật và nhiều điều kỳ bí”, ông Tời cho biết…
Anh Hoàng Việt, hiện là người tiếp quản và khai thác khu du lịch này. Theo anh, hầu hết du khách đều chưa biết nhiều về những gì đã từng khai quật tại đây, về nền văn hóa Óc Eo từng tồn tại ngay nơi mà họ vẫn vui chơi hàng ngày…
Ông Võ Thành Giúp, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch H.Phong Điền, cho biết, chính nhờ nhiều điều kỳ bí về khu này, mà Phong Điền đã xúc tiến quảng bá, và du khách tìm đến ngày càng nhiều.
Hồ Hùng