Lê Kinh Tài - họa sĩ gây tranh cãi 'bậc nhất Việt Nam'
Văn hóa - Ngày đăng : 16:00, 18/01/2019
Do cách tiếp cận với hội họa không giống ai, nên đến bây giờ trong giới, nhiều người vẫn chưa cho rằng Lê Kinh Tài biết vẽ tranh. Thấy anh thành công trên thị trường, nhiều người bằng mặt chứ không bằng lòng, đâu đâu cũng có người cho rằng “thằng ấy mà vẽ với vời cái gì”.
Hỏi anh thấy mình vẽ xấu hay đẹp, anh tâm sự: “Nói thật lòng, tôi không biết mình đang vẽ đẹp hay xấu nữa, cái đẹp thật khó định nghĩa trong lĩnh vực hội họa. Nó tùy thuộc vào thẩm mỹ, hoàn toàn không phải thị hiếu, của từng người, thậm chí nó còn tùy thuộc vào văn hóa nghe và nhìn của họ. Song tôi biết từng khoảng thời gian nhất định, tôi luôn làm đẹp cho suy nghĩ của mình về cách sống chung với hội họa. Có người nói với bạn rằng tranh tôi đẹp sao? Nhưng chắc là bạn chưa nghe nhiều hơn số ấy nói rằng tôi vẽ kỳ cục, xấu đến kỳ quặc! Và với ý kiến nào tôi cũng đều nhận rahọ nói đúng cả! Tôi vẽ tranh thật đơn giản, vẽ rất nhanh, nhanh hơn người ta tưởng rất nhiều! Tôi không toan tính nhưng thật chung thủy với quan điểm hội họa của mình. Tôi không và sẽ không mài dũa để tạo ra cái vẻ đẹp mỹ miều bên ngoài mặt tranh, tôi yêu và hạnh phúc với từng tác phẩm mình tạo ra. Tôi tin rằng mình đã và đang chịu trách nhiệm với con đường đã chọn”.
Trong từng tác phẩm của Lê Kinh Tài, về bề mặt, chúng ta có thể thấy rõ 4 động tác phổ biến, đó là “quệt, bôi, trát, phết”, vắng bóng sự tỉa tót, nắn nón. Gọi Lê Kinh Tài là “hài nhi tóc bạc”, đầu tiên cũng ở khía cạnh này, nơi anh “vẽ” – nếu có thể gọi vậy – rất tự nhiên nhi nhiên. Dù kinh qua trường lớp, học hành bài bản, viết thông điệp (artist’s statement) rõ ràng, nhưng khi vẽ, dường như anh muốn dùng cái “tâm hài nhi” để được tự nhiên và tự do nhất trong thể hiện.
Tác phẩm “Tôi thích đi đường thẳng vì tôi sẽ được gặp nhiều chướng ngại vật” của Lê Kinh Tài
Rõ ràng họa sĩ này không phải là người vô tư vô tâm trước bộn bề cuộc sống, những chữ viết lên bề mặt tác phẩm, lúc tiếng Việt lúc tiếng Anh, cũng thể hiện điều này. Vẽ như cãi lộn với đời, với mình. Đôi khi viết cả sự bực dọc, chửi bới…, như cách của nhiều nghệ sĩ phản kháng ở đường phố. Thế nhưng về tổng thể, tác phẩm của Lê Kinh Tài luôn mang đến cho người xem cảm giác lạc quan, vui sống, với nguồn năng lượng tích cực. Có lẽ vì điều này mà tác phẩm của anh ít khi nào làm cho phụ nữ trẻ em thấy sợ, dù họ có thể thích hoặc không. Một bí mật, điểm danh những nhà sưu tập mê tranh Lê Kinh Tài, phần nhiều là nữ giới.
Trong từng tác phẩm của Lê Kinh Tài, về bề mặt, chúng ta có thể thấy rõ 4 động tác phổ biến, đó là “quệt, bôi, trát, phết”, vắng bóng sự tỉa tót, nắn nón. Gọi Lê Kinh Tài là “hài nhi tóc bạc”, đầu tiên cũng ở khía cạnh này, nơi anh “vẽ” – nếu có thể gọi vậy – rất tự nhiên nhi nhiên. Dù kinh qua trường hớp, học hành bài bản, viết thông điệp (artist’s statement) rõ ràng, nhưng khi vẽ, dường như anh muốn dùng cái “tâm hài nhi” để được tự nhiên và tự do nhất trong thể hiện.
Tác phẩm “Có một đứa trẻ nghịch ngợm và một đứa trẻ nhiều cá tính bên trong tôi” của Lê Kinh Tài
Rõ ràng họa sĩ này không phải là người vô tư vô tâm trước bộn bề cuộc sống, những chữ viết lên bề mặt tác phẩm, lúc tiếng Việt lúc tiếng Anh, cũng thể hiện điều này. Vẽ như cãi lộn với đời, với mình. Đôi khi viết cả sự bực dọc, chửi bới…, như cách của nhiều nghệ sĩ phản kháng ở đường phố. Thế nhưng về tổng thế, tác phẩm của Lê Kinh Tài luôn mang đến cho người xem cảm giác lạc quan, vui sống, với nguồn năng lượng tích cực. Có lẽ vì điều này mà tác phẩm của anh ít khi nào làm cho phụ nữ trẻ em thấy sợ, dù họ có thể thích hoặc không. Một bí mật, điểm danh những nhà sưu tập mê tranh Lê Kinh Tài, phần nhiều là nữ giới.
Về lý do cãi. Lê Kinh Tài cho biết: “Tôi đã cam đoan và luôn cá cược với chính mình rằng bên trong tôi luôn hiện diện 2 thứ, một phần Con, một phần Người. Chúng luôn cãi lộn, tranh đấu cùng nhau. Tôi cảm thấy vui và yêu đời hơn với suy nghĩ kỳ dị này, thế là tôi vẽ. Chỉ đơn giản vậy thôi” – trong một cuộc phỏng vấn, Lê Kinh Tài chia sẻ.
Tác phẩm Vespa Sprint của họa sĩ Lê Kinh Tài đấu giá được 26.000 USD
Cũng như Freud đã viết: “Le moi est le véritable lieu de l’angoisse” (tạm hiểu: Cái tôi là nơi thực sự đáng để lo lắng). Giai đoạn định hình và phát tiết của Lê Kinh Tài (2007 – 2017) cũng là một hành trình vừa hân hoan vừa lo lắng như vậy, anh liên tục phải trả lời những cự cãi, những băn khoăn mà bản thân đặt ra cho đời sống bên ngoài và nội tại. Trước khi hình tượng hóa những câu chuyện, những ý niệm đó lên toan, anh dành một khoảng thời gian dài để viết chúng ra giấy, hoặc viết lên Facebook, cãi lộn với những con chữ đó. Đôi khi trong tranh của anh, người xem có thể đọc được những câu chữ như vậy.
Dù có lúc quan tâm đến các thông điệp nặng nề, nhưng nhìn chung, tác phẩm của Lê Kinh Tài luôn tạo được cảm giác vui vẻ, năng lượng tích cực cho người xem. Đôi khi giống như xem một tranh tường, tranh graffiti có bảng màu nồng ấm, với tuyên ngôn rõ ràng; đôi khi giống như thiếu nhi vọc màu, hết sự tự do, sôi động. Lê Kinh Tài từng cho biết: “Khi say việc, như một quán tính, tôi quên hết các quy tắc về hòa sắc hoặc bố cục trường quy đã làm tôi đau đầu. Có như vậy những thứ tạo ra mới làm tôi vui, nó an ủi tôi là chính tôi, chứ không cần nghĩ là có đang vẽ hay không”.
Trong mấy năm gần đây, mỗi năm Lê Kinh Tài vẽ hết khoảng 20 ngàn USD tiền sơn dầu; riêng khi nhận học bổng hạng nhất của tổ chức Vermont Studio Center, lưu trú làm việc từ ngày 10.5 đến 3.7.2009 tại Mỹ, anh đã xài gần 12 ngàn USD tiền sơn dầu. Kể ra những con số này để thấy sức làm việc và thái độ của Lê Kinh Tài với hội họa là đáng nể, không phải “vẽ chơi chơi” như nhiều người thường nói. Mà là vẽ như cuộc vật lộn để hiện hữu và để tự an ủi cái tôi.
Trong làng hội họa, Lê Kinh Tài thuộc diện ít quan hệ thân thiết với giới làm nghề, dù luôn gắn bó với các hoạt động nghề nghiệp của trường, của hội và của đồng nghiệp. Tất cả những mâu thuẫn, cự cãi, anh đều dồn vào tranh, vẽ như giải tỏa cơn điên, như chửi lộn với chính mình. Thói quen của anh là thường lang thang trên mạng để xem những sáng tạo kỳ dị của các đồng nghiệp trên thế giới, theo dõi các tin tức về các đồng nghiệp ở Việt Nam. Kiểu người của Lê Kinh Tài là thích tích lũy nhiều thông tin, nhiều kinh nghiệm cho mình, nhưng lại không muốn đưa ra nhận xét về người khác.
Tác phẩm Human Thinking(sơn dầu + sơn thỏi + sơn bột + heavy body acrylic trên vải bố gai) của Lê Kinh Tài
Trong cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu nghệ thuật Phạm Long, khi được hỏi: Tại sao trong tranh ông luôn xuất hiện những chữ, những câu mà lúc tiếng Việt, khi tiếng Anh. Đó là một thứ mã code hay là biểu tượng gì? Lê Kinh Tài cho biết: “Tôi có thói quen viết những tuyên ngôn (statement) trước khi vẽ, sau đó cần nhiều ngày, có khi rất nhiều tháng để hình tượng hóa thứ mình muốn vẽ thành một cá thể nào đó, với hy vọng bao quát hết nội dung mình muốn chuyển tải. Tuy nhiên, trong lúc vẽ tôi lại thấy chưa đủ, bởi những ý nghĩ mới được cộng thêm quanh đề tài chính chợt tới, như có những tiếng nói trong đầu thúc giục, vậy là tôi xổ ào con chữ lên tranh. Khi tiếng Việt, khi tiếng Anh, khi ngắn khi dài, cái nào tiện và nhanh, đuổi kịp với dòng suy nghĩ và cả cách vẽ hành động nhanh (fast action) của mình là tôi làm. Những lúc như vậy tôi mới thấy tôi hơn”.
Nhận xét về tranh Lê Kinh Tài, nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng từng viết: “Lê Kinh Tài là một trong số ít, rất ít, họa sĩ Việt Nam thoát hẳn ra khỏi các khuôn mẫu lãng mạn, hiện thực, thậm chí là biểu hiện chủ nghĩa – vốn đang kìm hãm sự phát triển của hội họa Việt Nam hiện tại. Tài vẽ, không phải như sự biểu lộ các giây phút phiêu hốt, thăng hoa của những xúc cảm cao cả nào đó, không phải như sự tái tạo, chắt lọc những cái đẹp trong cuộc sống, cũng không phải như sự khám phá, phơi bày bản ngã… Tài không tạo dựng, không mơ mộng, không khái quát… Tài ĐẬP PHÁ. Mỗi tác phẩm của Tài, là một sự đập phá. Đập phá những niềm tin tưởng có giá trị hiển nhiên nhưng xưa cũ, giả tạo; đập phá những vỏ bọc hào hoa, cao thượng tưởng như thường tình, phổ biến nhưng thực ra chỉ là vỏ bọc; đập phá những ảo tưởng về cái tôi, những ngộ nhận về lý tưởng, và, cả những cấu trúc tưởng là mẫu mực có giá trị vĩnh cửu, bất biến của hội họa… Một sự đập phá có tính chất phân tâm, giải hoặc – tiêu biểu cho tinh thần hội họa đương đại”.
Hiền Hòa/ Cá tính Quảng