Mỹ vừa chính thức ra đòn không khoan nhượng với Huawei và Trung Quốc
Quốc tế - Ngày đăng : 06:28, 29/01/2019
Phiên thảo luận nhằm giải quyết tranh chấp về công nghệ và chính sách thương mại Mỹ - Trung Quốc giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tiến hành tại Washington vào ngày mai 30.1.
Nhưng trước khi Lighthizer và ông Lưu bắt tay nhau thì cũngtại Washington, Quyền Tổng chưởng lý Matthew Whitaker tuyên bố: "Hôm nay, chúng tôi thông báo rằng chúng tôi sẽ đưa ra cáo buộc hình sự đối với công ty viễn thông Huawei và các cộng sự gần hai chục tội danh. Trung Quốc phải giữ công dân và các công ty của Trung Quốc chịu trách nhiệm tuân thủ luật pháp".
Một bồi thẩm đoàn ở Brooklyn đã cáo buộc Huawei và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu với hành vi rửa tiền, gian lậnngân hàng, gian lận điện tử. Huawei cũng bị buộc tội âm mưu cản trở công lý. Bà Mạnh, người đã bị bắt ở Canada vào tháng 12, bị buộc tội dàn dựng kế hoạch vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Mỹ đang tìm cách dẫn độ bà về nước.
Một bản cáo trạng riêng cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại từ công ty viễn thông Mỹ T-Mobile. Cáo buộc này xuất phát từ một vụ kiện dân sự do T-Mobile đệ đơn vào năm 2014 đối với một thiết bị có tên "Tappy", được sử dụng trong quá trình thử nghiệm điện thoại thông minh. Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố Huawei cố tình âm mưu đánh cắp tài sản trí tuệ từ một công ty Mỹ trong nỗ lực phá hoại thị trường tự do và công bằng.
"Trong hơn một thập kỷ, Huawei đã sử dụng chiến lược dối trá và lừa dối để hoạt động và phát triển công việc kinh doanh của mình", Richard Donoghue, luật gia tại quận đông New York khẳng định.
Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết các cáo buộc trên "phủ nhận cáo buộc trắng trợn của Huawei đối với luật pháp nước Mỹ và các tiêu chuẩn hoạt động kinh doanh toàn cầu".
Huawei chỉ đứng sau Samsung trong vai trò là nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầuthế giới và đã tham gia rất nhiều dự án xây dựngmạng điện thoại di độngthế hệ tiếp theo trên toàn cầu, được gọi là 5G. Chính quyền Trump đã và đang thúc đẩy các nước khác loại trừ Huawei khỏi việc đó, với lý do rủi ro an ninh.
Năm ngoái, 6 cơ quan tình báo khác nhau của Mỹ kêu gọi người dân không mua điện thoại Huawei - thứ hầu như không có ở Mỹ và Tổng thống Donald Trump đã ký một đạo luật ngăn chặn các cơ quan thuộcchính phủ liên bang sử dụng các sản phẩm của công ty này.
Năm 2012, Ủy ban tình báo Hạ viện đã công bố kết quả một cuộc điều tra với kết luận rằng Huawei và một công ty viễn thông khổng lồ khác của Trung Quốc, ZTE, là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Phía Mỹ cho rằng các công ty trên về cơ bản là cánh tay nối dài của chính phủ Trung Quốc. Hạ viện Mỹ lo ngại gián điệp điện tử có thể cấy phần mềm cho phép chính phủ Trung Quốc dễ dàng chặn liên lạc hoặc gắn kết các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng quan trọng, như nhà máy hạt nhân hay lưới điện quốc gia. Các công ty bác bỏ cáo buộc họ là gián điệp cho Trung Quốc.
Các quan chức tình báo Mỹ từ lâu đã lo ngại rằng các công ty Trung Quốc dùng thủ thuật trong các thiết bị viễn thông tạo điều kiện cho việc nghe lén. Nếu các công ty Trung Quốc thống trị việc xây dựng mạng 5G trên toàn thế giới, các quan chức lo ngại điệp viên Trung Quốc sẽ có quyền truy cập trực tiếp vào mạng viễn thông toàn cầu.
Anh Tú