Vì sao tranh của Samir Rafi thường gắn với hình ảnh 'chó sói'?
Văn hóa - Ngày đăng : 16:36, 02/02/2019
“Tôi muốn tạo sự chú ý cho một nghệ sĩ, người chưa được ghi nhận xứng đáng và chưa được giới thiệu một cách đúng đắn”, Yasmin Atassi, giám đốc phòng tranh Green Art Gallery, Dubai kể. Bà đang nói về triển lãm hiện nay của phòng tranh - triển lãm nhìn lại quá khứ sáng tác của cố nghệ sĩ hiện đại Ai Cập Samir Rafi.
“Ông là nghệ sĩ có trí tuệ sâu sắc, người đã sáng tạo ngôn ngữ hình ảnh và vũ trụ của riêng mình mang đầy tính biểu tượng”, Atassi giải thích.
Tác phẩm vẽ năm 1973
Được xem là một trong những phòng tranh nghệ thuật đương đại đầu tiên ở Dubai, Green Art Gallery mở cửa năm 1995 như một phòng trưng bày nghệ thuật tại khu phố Jumeirah. Những người tiên phong của nghệ thuật Ả Rập hiện đại - gồm Dia Azzawi của Iraq, cố nghệ sĩ Syria Fateh Moudarres và Hussein Madi của Lebanon - đã lang thang khắp phòng tranh và giới thiệu các tác phẩm của họ cho những người đam mê và những nhà sưu tầm.
Mỗi năm một lần, phòng tranh, đã chuyển đến đại lộ AlSerkal, tránh xa các chương trình nghệ thuật đương đại về nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật kỹ thuật số để quay trở lại với khái niệm cơ bản, phát triển các triển lãm dựa trên nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, trưng bày các tác phẩm chất lượng bảo tàng của các ngôi sao sáng Trung Đông trong thế kỷ 20.
“Mục đích của chúng tôi là quay lại với gốc rễ của Green Art Gallery, vì phòng tranh đã đi vào lịch sử nghệ thuật hiện đại của khu vực”, Atassi cho biết. “Tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi có khán giả riêng, bởi thế hệ trẻ quan tâm đến thế hệ trước kia”.
Bức tranh này được vẽ năm 1989
Năm nay, đến lượt Rafi tỏa sáng. Chương trình “Samir Rafi là tâm điểm” kéo dài đến ngày 5.3. Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của Rafi ở vùng Vịnh, gồm 13 tác phẩm được tập hợp từ tài sản gia đình ông,từ các bộ sưu tập tư và công. Các tác phẩm bao gồm những tác phẩm tinh tế trên giấy, những bức tranh sơn dầu tinh xảo. Tất cả được sáng tạo từ những năm 1940 đến những năm 1990.
Rafi sinh năm 1926 tại Cairo, Ai Cập và giành được học bổng Đại học Sorbonne, Paris vào những năm đầu thập niên 50. Ông sống ở thủ đô Pháp cho đến khi mất vào năm 2004.
Các tác phẩm của ông đôi khi siêu thực và luôn kích thích tư duy, từ những nhân vật cô độc đến những con chó giống chó sói đáng sợ, thường đan xen những câu chuyện chính trị và cá nhân. Dù tác phẩm của ông mạnh mẽ, ông sẵn sàng thử nghiệm nhiều phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, Rafi vẫn là một trong những nhân vật ít được khám phá của nghệ thuật hiện đại Ai Cập, dù ông có liên quan đến các phong trào nghệ thuật đột phá được ra đời tại Ai Cập trong thế kỷ 20 hỗn loạn về mặt chính trị và văn hóa.
Bức tranh này ông vẽ năm ông 17 tuổi
Thời gian đầu trong sự nghiệp, Rafi được nhóm Nghệ thuật và Tự do mời tham gia một vài triển lãm của họ. Nhóm nghệ sĩ gồm người Ai Cập và nước ngoài có thời gian hoạt động ngắn nhưng có năng suất cao này, được thành lập tại Cairo vào cuối những năm 1930, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi trí tưởng tượng của trường phái siêu thực.
“Đây là thời hậu độc lập của Ai Cập. Đó là một cái lò cho các trí thức, nhà thơ, nhà văn và nhiếp ảnh gia chạy trốn chiến tranh ở châu Âu”, Atassi bộc bạch. “Nhóm Nghệ thuật và Tự do cố gắng tạo ra một loại hình nghệ thuật mới cho người dân Ai Cập, vì họ cảm thấy loại hình nghệ thuật cũ rất quê mùa và bảo thủ”.
Tại triển lãm, người ta tìm thấy một bức tranh hiếm, màu xanh biển nhạt, huyền ảo – một bàn tay đang nắm các cái cây – được thực hiện vào năm 1943, khi Rafi là một học sinh 17 tuổi, sớm bộc lộ khuynh hướng của người theo trường phái siêu thực trong sự nghiệp.
Tác phẩm đượclấy cảm hứng từ chữ tượng hình
Sau khi nhóm Nghệ thuật và Tự do tan rã, một bản sắc nghệ thuật mới được hình thành thông qua sự ra đời của nhóm Nghệ thuật Đương đại giữa những năm 1940, trong đó, Rafi là một thành viên không thể thiếu và đồng sáng lập. Nhóm được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc – lấy cảm hứng từ sự trỗi dậy của nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser – dẫn đến việc sáng tạo hình ảnh Ai Cập đích thực theo cách hiện đại.
“Nhóm Nghệ thuật Đương đại muốn truyền đạt tất cả những gì về Ai Cập, họ cảm thấy nhóm Nghệ thuật và Tự do hơi Tây hóa”, Atassi giải thích.
Giống như nhiều nghệ sĩ cùng thời, bất chấp các khuynh hướng là người theo trường phái hiện đại của mình, Rafi đã lấy cảm hứng từ lịch sử nghệ thuật, đáng chú ý nhất là các nhân vật biểu tượng của nghệ thuật Ai Cập cổ đại và tranh tường Nubia. Các tài liệu tham khảo như vậy có thể được nhìn thấy, ví dụ, trong bức tranh trên giấy vẽ bằng bút từ năm 1950 mô tả một phụ nữ có tư thế giống với chữ viết tượng hình đẹp như tượng trong khi được canh giữ bởi một con chó sói.
Tác phẩm Viếng thăm của Samir Rafi. Ông sinh năm 1926 vàmất năm 2004
Một trong những tác phẩm lớn hơn được trưng bày là Viếng thăm, bức tranh tuyệt đẹp và gợi cảm được vẽ trên thảm năm 1965. Giống như nhiều tác phẩm của Rafi, tác phẩm mời người xem đưa ra cách giải thích của riêng họ - người ta có thể cảm nhận được trò chơi quyền lực giữa hai chủ thể của tác phẩm: một người đàn ông và một người phụ nữ đứng cạnh nhau. Yếu tố nổi bật của bức tranh là cảm giác trao quyền tỏa ra từ người phụ nữ khỏa thân, khêu gợi. Với đôi mắt mở to và mái tóc sẫm màu, sự tự tin thầm lặng của cô đối lập với người đàn ông dễ bị tổn thương có đôi tay bị trói. Có lẽ người đàn ông bị cưỡng bức tượng trưng cho Ai Cập và người dân của họ, trong khi người phụ nữ mang đến hy vọng, tự do và ánh sáng, được nhấn mạnh bởi ngọn nến mà cô ấy mang theo.
Những con sói thường xuyên xuất hiện trong tranh của Samir Rafi
Xem các tác phẩm của Rafi từ những năm 1970 - thời điểm bất ổn của khu vực được đánh dấu bằng cái chết của Nasser năm 1970 và chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1973 – sự mô tả rất riêng của ông về chó sói ngày càng rõ ràng, tạo ra sự căng thẳng liên tục và tăng thêm màu sắc chính trị đối với tác phẩm. Trong một bức tranh, Rafi mô tả 2 con chó sói nuốt chửng lẫn nhau. Ở một bức tranh khác, một con chó sói gầm gừ có được sức mạnh khi một người đàn ông bị nhốt trong chuồng.
Theo Myrna Ayad, nhà tư vấn nghệ thuật độc lập làm việc tại Dubai, người quan sát sự phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật hiện đại Dubai với tư cách là cựu giám đốc Hội chợ nghệ thuật quốc tế Art Dubai, con sói có thể nói về sự thất vọng của Rafi với hiện trạng của khu vực.
“Tác phẩm của Rafi rất nhạy cảm và mang tính chính trị cao”, Ayad kể. “Tôi nghĩ con sói là phép ẩn dụ cho sự xấu xí của loài người. Tôi nghĩ Rafi đã cố gắng nói rằng chúng ta, với tư cách là loài người, có thể là thú vật và hung dữ. Các nghệ sĩ như Rafi không tránh khỏi môi trường xung quanh và là những nhà sử học vĩ đại nhất vì họ ghi lại lời giải thích của riêng họ”.
Tác phẩm Bi kịch cuộc sống
Không phải tất cả các bức tranh được trưng bày đều chứa nội dung nặng nề và khắc nghiệt như vậy. Ví dụ bức Hai người đàn ông thu mìnhnăm 1957 là sự mô tả về dân làng - một chủ đề được ưa thích của các nghệ sĩ Ai Cập thời bấy giờ, toát ra bầu không khí yên bình với tông màu đất và hình học. Và khi một người rời khỏi triển lãm, một bức tranh thô sơ về một người đàn ông nằm trên giường (chết) dừng trước một cái hố trên sàn nhà – “Bi kịch cuộc sống” – nhắc nhở người xem về sự không thể tránh khỏi của cái chết. Dù có tiêu đề nghiệt ngã, tác phẩm nhẹ nhàng này, được vẽ trong những năm đầu của thời kỳ Nghệ thuật Đương đại, dường như cũng đại diện cho sự giải phóng và tái sinh.
Mê Linh - Ảnh: Internet