'Đến chốn tâm linh đừng cầu tài lộc hãy cầu bình an'
Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 11:47, 11/02/2019
Để sòng phẳng, họ “mua chuộc, đút lót”, dúi tiền vào tay tượng Phật để cầu mong Phật chứng cho lòng thành.
Thói dung tục và lòng tham con người
Trước thực trạng người dân đi lễ chùa thường có thói quen rải tiền lẻ ở trên bàn thờ, nhét tiền vào kẽ tay chân của tượng Phật, trao đổi với Đất Việt, ngày 23/2, GS.TS Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho biết: “Tuy cùng tôn thờ đạo Phật, ở cùng khu vực nhưng cách thể hiện, cúng tiến của người dân Lào, Campuchia rất văn minh, khác với Việt Nam.
Ở Lào, Campuchia họ có quan niệmđãcúng vào chùathì phải lànhững vật quý hiếm, vì theo họ nó tồn tại mãi mãi. Tôi đã từng đến chùa Vàng của Campuchia nó còn đẹp hơn một bảo tàng, rất nhiều tượng Phật to cao được làm bằng vàng, bằng bạc.
Được biết, người dân ở đây đã quyên góp tài sản củamình như một phần tích lũy công đức dâng lên Đức Phật. Đặc biệt, chùa Vàng cũng đặt 4 bàn ở bốn hướng nhận tiền công đức của phật tử và du khách. Tiền lễ được bỏ vào hòm công đức chứ không như ở Việt Nam du khách thích để ở đâu cũng được.
Mặt khác, họ có quan niệm chỉ cúng tiến vào chùa chứ không thể trộm cắp trong chùa ra. Tuy nhiên, thời gian gần đây khi tôi sang thì phát hiện những người giữ canh cho chùa toàn cảnh sát nam giới, thì mới biết xuất hiện trộm cắp, nhưng đối tượng ăn trộm toàn người ngoại quốc mà người Việt Nam cũng có.
Còn đối với người dân Lào, họcũng thường xuyên đến lễ chùa, đặc biệt là vào những ngày Lễ, Tết. Đồ phúng tại chùa mang ý nghĩa biểu trưng chứ không nặng về vật chất, thông thường đó là nến, hương, tháp hoa, 1 ít hoa quả, còn cúng tiến chủ yếu toàn bằng vàng, họ nghĩ cúng tiến ở đây thì người nhà quá cố của họ sẽ được nhận”.
Sự khác biệt giữa phong tục Việt Nam và các nước, theo ông Thịnh là do quan niệm củangười Lào, Campuchiamặc định là cúng tiến vào chùa giữ Phúc, Đức cho con cháu sau này, từ việc đó thì con người được giải thoát, nghĩa là lo cho thế hệ sau. Còn người Việt đi vào chùa cúng vàng, bạc rất ít, thường là cúng tiền, tiền thật hoặc tiền giả, nhưng chỉ cầu cho cuộc sống hiện tại.
Cùng với đó, cũng do xã hội khác nhau, chung ý niệm nhưng khác cách thể hiện, xưa ông bà ta có dạy rằng: “Đi đến chốn tâm linh đừng cầu tài lộc mà chỉ cầu bình an”. Nhưng bây giờ, người ta đến chốn linh thiêng để xin cầu đủ thứ từ học hành đỗ đạt, thăng quan tiến chức. Để sòng phẳng, họ “mua chuộc, đút lót”, dúi tiền vào tay tượng Phật để cầu mong Phật chứng cho lòng thành.
Để thấy văn hóa bị ảnh hưởng nhiều bởi những thói dung tục, lòng tham của con người nên dẫn đến hiện tượng bát nháo, lộn xộn. Nhưng lượng tiền chi ra thì họ không quan tâm giá trị, mà chỉ coi đó là hình thức, tiền chỉ là biểu hiện giá trị nào đó của vật chất, lạ rằng chi ít nhưng lại xin nhiều.
“Tôi đã từng phân tích có 3 nguyên nhân của việc dúi tiền lẻ vào tay Phật: một là truyền thống đã bị đứt đoạn, lệch lạc, bây giờ bằng cách nào phổ biến kiến thức tôn giáo, tín ngưỡng cho người dân tốt hơn, cái này có thể làm được; sau đó là vụ lợi; cuối cùng là quản lý các hoạt động lễ hội quá kém.
Trước đây hoàn toàn không có chuyện dúi tiền lẻ vào tay Phật, người cúng tiến và nhà chùa đều tiếp nhận một cách rất văn minh. Ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc họ còn phong phú hơn cả chúng ta về lễ chùa,nhưng họ hiểu ý nghĩa của các nghi lễ đó, vì sao phải làm.
Mà khi đã không hiểu thì nó sẽ biến tướng sang nhiều hình thức, đó là đứt đoạn văn hóa. Đáng tiếc là nó đã trở thành một hiện tượng có tính chất phổ biến cả cộng đồng chứ không phải hành động cá nhân”,ông Thịnh nói.
Còn tư tưởng vụ lợi thì khó mà thay đổi
Giải thích rõ hơn, vị chuyên gia văn hóa trên, tư tưởng vụ lợi ở các đền, chùa hiện nay là hoàn toàn có, tất nhiên đồng tiền trị giá lớn hơn nó sẽ lớn hơn.
“Có lần tôi đưa người nước ngoài đến thăm một ngôi chùa thì ông chỉ công đức 10 USD,ngaylập tứcnhà chùa tỏ vẻ khinh thường, họ nghĩ là phải hàng 100 USD. Ở đây là câu chuyện vụ lợi của người đi cúng và người quản lý nơi thờ tự, họ coi rẻ những chuyện này, chỉ nghĩ đến lợi ích có được.
Trong 3 nguyên nhân của việc dúi tiền lẻ vào tay Phật như tôi đã nói thì nguyên nhân vụ lợi là khó khắc phục nhất, kể cả người đi chùa và người quản lý chùa. Bởi vì họ đã nhúng chàm, tay đã nhúng chàm thì khó khắc phục. Ranh giới giữa tín ngưỡng, tâm linh và mê tín dị đoan rất mong manh.
Nếu không có cách nhìn lịch sử, khoa học thì những giá trị truyền thống rất dễ bị hiểu một cách sai lệch. Việc đổi mới phương thức tổ chức, lập kế hoạch chi tiết cho từng lễ hội, truyền tải bản sắc văn hóa, sinh động phong tục, tập quán cổ truyền là rất cần thiết”, ông Thịnh nói thêm.
Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, cần quản lý, giám sát, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. Tránh việc lạm dụng lễ hội để “buôn thần, bán thánh”, hay thương mại hóa một cách phản cảm thì lễ hội mới hết xấu xí. Việc chấm dứt tình trạng này rất khó khăn chứ không hề đơn giản, vì các biện pháp hành chính, giám sát, xử lý bằng tiền đều không có hiệu quả.Và điều quan trọng nhất là cộng đồng người dân nhận thức ra được hành động nào tốt, đẹp, đúng với tín ngưỡng đạo Phật thì họ thay đổi, làm theo.
Theo Đất Việt Online