Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Catalan ly khai khỏi Tây Ban Nha
Quốc tế - Ngày đăng : 14:46, 11/02/2019
Theo Reuters, khoảng 45.000 người đã xuống đường biểu tình, vây kínquảng trường Plaza de Colon ở trung tâm thủ đô Madrid. Họ vẫy cờ Tây Ban Nha và hô vangkhẩu hiệu: “Tây Ban Nha! Tây Ban Nha!, Chúng tôi muốn bỏ phiếu!”
Đây được coi là một cuộc biểu tình phản kháng lớn nhất mà Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez phải đối mặt kể từ khi nhậm chức từ 8 tháng trước.
Các đảng cực hữu và phe đối lập coi cuộc biểu tìnhlà một động thái chống lại Sanchez, bởi chính phủ của ông đang nỗ lực thiết lập một cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo ủng hộ ly khai ở Catalan.
Những người biểu tình vẫy cờvà hô vang khẩu hiệu: "Tây Ban Nha! Tây Ban Nha!, Chúng tôi muốn bỏ phiếu!” - Ảnh: Reuters
Hôm thứ ba tuần trước, chính phủ Tây Ban Nha đã đưa ra các đề xuất nhằm chỉ định các cuộc đàm phán giữa các đảng phái chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng độc lập ở Catalan. Điều này đã làm cho phe đối lập gọiđó là sự “phản bội và đầu hàng” trước sức ép của phe ly khai Catalan.
“Thời của chính quyền Thủ tướng Sanchez đã kết thúc”, lãnh đạo đảng phổ biến Pablo Pablo Casado nói với các phóng viên trước cuộc biểu tình tại Madrid.
Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm gần đây, Thủ tướng Pedro Sanchez - người nắm quyền thay chính phủ bảo thủ của cựu Thủ tướng Mariano Rajoy hồi tháng 6 năm ngoái -chỉ nắm giữ sự ủng hộ từ một phần tư số ghế trong Quốc hội, bao gồm các thành viên đảng Podemos(theo chủ trươngchốngchính sáchthắt lưngbuộc), những người theo chủ nghĩa dân tộc Catalan và các đảng nhỏ khác.
Tây Ban Nha hiện đang rất quan tâm tới các vấn đề liên quan tới sự ly khai của xứ Catalan. Phó Thủ tướng Carmen Calvohôm 9.2 cho biết: "Trong các cuộc đàm phán gần đây,các nhóm ủng hộ độc lập của Catalan đã từ chối khuôn khổ đề xuất của chính phủ. Họmuốn trưng cầu dân ý về độc lập, điều mà chính quyền Madrid sẽ không bao giờchấp nhận".
Được biết Catalan là một khu vực tự trị của Tây Ban Nha, nằm ở miền đông bắc bán đảo Iberia. Đây là nơi có nền văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử tách riêng với Tây Ban Nha.Được nhắc tới trong sử sách lần đầu tiên vào thế kỷXII, Catalan đã tồn tại khoảng hơn 250 năm trước khi chính thức gia nhập Tây Ban Nha vào ngày 11.9.1714.
Catalan từ lâu đã muốn ly khai khỏi Tây Ban Nha nhưng những cuộc bỏ phiếu đòi quyền độc lập chưa bao giờ được chính quyền xử sở bò tót công nhận. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đã bày tỏ sự phản đối nhằm vào phong trào ly khai của Catalan, lo ngại rằng việc xứ này giành độc lập có thể thổi bùng các phòng trào ly khai khác trong khu vực.
Hoàng Vũ (theo Reuters)