‘Rùng mình’... với bệnh viện Đa khoa Sa Đéc

Thông tin Y học - Ngày đăng : 19:10, 12/02/2019

Bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân mỗi lần đi vệ sinh phải nín thở, tranh thủ đi thật nhanh để bước ra khỏi nhà vệ sinh, nếu không sẽ bị ói. Đó là những gì đang diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc.

Bệnh nhân ra vào như một cái chợ

Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc là một bệnh viện lớn của tỉnh Đồng Tháp với số bệnh nhân khám, chữa bệnh ngoại trú trung bình mỗi ngày lên đến 1.500 lượt, nhưng hoạt động khám chữa bệnh lại rất nghiệp dư, bệnh nhân muốn nhập viện thì nhập viện,muốn xuất viện thì tự xuất viện.

Sau khi đưa vào khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, chị N.N.Tr. (55 tuổi, ngụ huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) được chuyển đến phòng C 2.15 khoa nội tổng hợp vào sáng10.2. Chị Tr. nằm rên rỉ một lúc thì được bác sĩ đến kiểm tra.

Sau khi bác sĩ rời đi, người nhà cho chị uống nước rồi lấy khăn lau mặt và một số bộ phận trên cơ thể, chị bỗng nhiên tỉnh táo, nói chuyện bình thường, thế là người nhà liền sắp xếp tư trang đưa chị về nhà.

Một lúc sau, điều dưỡng đến phòng gọi tên chị Tr. lấy thuốc, mọi người trong phòng thông báo chị đã “xuất viện”, thế là cô nhân viên y tế lẳng lặng rời đi.

Bệnh nhân điều trị tại bệnh việnnhưng muốn xuất viện thì tự xuất viện, nhân viên y tế ở đây không hề phản ứng gì

Một trường hợp khác là chị T.T.L. (59 tuổi) vì quá bức xúckhi chứng kiến cảnh2 đứa con của mình lao vào nhau “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”,chị ngất xỉu, mọi người chuyển đến đây để cấp cứu.

Sau khi được điều trị tại khoa cấp cứu, chị L. hồi tỉnh, các bác sĩ tiếp tục chuyển chị đến khoa nội tổng hợp để điều trị. Nằm trên giường bệnhđược một lúc, chị L. cùng người nhà khăn gói rời bệnh viện không một lời từ tạ.

Còn rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện ở đây rồi tự mình “xuất viện” mà nhân viên y tế của bệnh viện này không hềphản ứng gì. Có thể thấy, bệnh nhân ở đây muốn vào viện thì cứ vào viện, muốn ra viện thì tự ra viện, chẳng khác nào như một cái chợ.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, những bệnh nhân này khi nhập viện đều đã đóng tiền tạm ứng viện phí ở khoa cấp cứu. Anh H. (chồng chị Tr.) cho biết, vợ anh mỗi khi có chuyện không vui thì hay mệt, thở dốc, sốt... nhưng sau đó lại hết, bệnh giống như giả vờ vậy.

“Vợ tui không có bảo hiểm y tế, lúc vào khoa cấp cứu tui đã đóng tạm ứng 1 triệu đồng,nhưng họ mới tiêm có mũi thuốcrồi đưa lên khoa nội tổng hợp cho uống thuốc hạ sốt nên cũng không hết 1 triệu đồng đâu.

Giờ vợ tui thấy khỏe thìđưa về, chứ hơi đâu mà chờ làm xuất viện để lấy lại tiền tạm ứng còn thừa, tốn thời gian mà cũng không đáng là bao”, anh H.nhoẻn miệng cười rồi cùng vợ khăn gói “xuất viện”.

Nín thở đi vệ sinh

Trong tất cả các chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc thì khoa nội tổng hợp của bệnh viện này có lẽ là nơi tập trung đông bệnh nhân nhất.

Khoa này nằm ở khu C, được bố trí ở 2 tầng là tầng trệt và tầng 1, mỗi tầng có khoảng 10 phòng điều trị cho bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân mắc các bệnh từ đái tháo đường, tim mạch, huyết áp đến đau cột sống, gai cột sống, thậm chí gãy tay, gãy chân cũng đưa vào đây để điều trị.

Khoa nội tổng hợp nằm ở tầng 1, dãy nhà C của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc có khoảng 10 phòng với gần 100 bệnh nhân đang điều trị tại đây nhưng chỉ có duy nhất 1 nhà vệ sinh bé nhỏ

Vào những ngày sau Tết Kỷ hợi 2019, lượng bệnh nhân đến đều trị những căn bệnh trên rất đông. Mỗi tầng như vậy, lượng bệnh nhân trung bìnhkhoảng 100 người, chưa kể thân nhân người bệnh nhưng chỉ có duy nhất 1 nhà vệ sinh.

Dù mỗi tầng có 2 nhà vệ sinh (1 dành cho nam và 1 dành cho nữ) nhưng chỉ hoạt động 1 nhà vệ sinh, khi nhà vệ sinh nam hoạt động thì nhàvệ sinh nữ đóng cửa và ngược lại. Vì vậy cả trăm bệnh nhân cả nam lẫn nữ phải chui chung vào một cái nhà vệ sinh nhỏ bé này.

Điều đáng nói hơn, nhà vệ sinh ở đây không chỉ ẩm thấp mà còn bốc mùi xú uế với những thùng chứa rác rưởi cáu bẩn,thức ănôi thiu, mốc meo, ruồi nhặng bám đầy.

Việc vệ sinh đối với bệnh nhân, thân nhân người bệnh ở đây luôn là nỗi ám ảnh

Chị L.(40 tuổi, ngụ TP. Sa Đéc, tỉnh ĐồngTháp)đang chăm sóc mẹ mắc bệnh đái tháo đường hơn 10 năm cho biết,mỗi lần đi tiểu chị đều phải nín thở, nếu không sẽ bị ói.

“Mẹ tui bị bệnh đái tháo đường nên thường xuyên đến đây điều trị. Mỗi lần điều trị là hơn cả tuần nên tui phải thường xuyên túc trực để nuôi mẹ. Ở đây, mỗi lần đi tiểu là tui phải nín thở, tranh thủ tiểu thật nhanh để bước ra khỏi nhà vệ sinh, nếu không sẽ bị ói. Những lúc đi tắm thì tui phải đăng ký với nhân viên y tế ở đây để đóng tiền lấy chìa khóa phòng tắm thì có được phòng tắm sạch sẽ hơn”, chị L.nói.

Điều lo lắng hơn là những căn phòng điều trị bệnh nhân nằm cạnh nhà vệ sinh ô nhiễm như thế có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân, bệnh tật kéo dài, thậm chí bệnh nhân còn mắc thêm nhiều bệnh khác.

Ngày 12.2, trao đổi với phóng viên báo Một Thế Giới về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Công Bằng -Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc cho biết, sẽ ghi nhận những vấn đề nêu trên và làm việc lại với khoa nội tổng hợp.

Ông Bằng cũng cho biết việc để nhà vệ sinh ô nhiễm, hối thối và dùng chung một nhà vệ sinh cho cả nam và nữ là điều không thể chấp nhận.

Trong thời gian qua, vấn đề nhà vệ sinh trong bệnh viện ô nhiễm, nhếch nhác đã được Bộ y tế chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhằm cải thiện bộ mặt của bệnh viện, không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh ở đây.

BộY tế cũng đã đưa vấn đề nhà vệ sinh trong bệnh viện vào tiêu chí đánh giáchất lượng bệnh viện. Nhiều lần làm việc với lãnh đạo các bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn nói: “Bệnh viện nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc bệnh viện đó ở bẩn”. Tuy nhiên, lời nói và thực hành vẫn còn là một khoảng cách khá xa.

Hồ Quang

Hồ Quang