Sáu đời ‘giữ lửa’ thương hiệu nước mắm ở Phú Quốc
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:49, 15/02/2019
Cứ cha truyền, con lại nối
Lật tìm gia phả họ Trương 6 đời làm nước mắm này mới thấy giật mình. Họ gắn bó với cái nghiệp nàytừ những năm 1870. Lúc đó do ông Trương Văn Kỳ đảm nhậnvà rồi trở nên nổi danh trong nghề làm nước mắm tại đảo này.
Sau đó, ông Kỳ truyền nghề lại cho con và dâu là ông Trương Văn Phu và bà Nguyễn Thị Hạnh. Vợ chồng ông Phu cũng mở nhà xưởng sản xuất nước mắm từ nguồn nguyên liệu cá cơm có sẵn ở vùng biển Phú Quốc.
Năm 1899, vợ chồng ông Phu hạ sinh người con nối dõi đặt tên là Trương Văn Gồng. Từ nhỏ, Gồng đã theo cha mẹ tới xưởng làm nước mắm của gia đình và quen dần với cách làm và các công đoạn trong quá trình sản xuất nước mắm. Và rồi không đợi đến khi cha mẹ chỉ dạy cặn kẽ, như một cái duyên, “máu nghề” như thấm vào huyết mạch đã tự nhiên dẫn dắt ông Gồng đến với nghề làm nước mắm.
Ông Gồng sau đó truyền nghề làm nước mắm lại cho con của mình làTrương Văn Hòa, còn gọi là "Bé Hòa" - một tên tuổi mà sau trở nên lừng lẫy trong nghề làm nước mắm tại Phú Quốc những năm 1950. Đến tận ngày nay, người ta có thể biết và kể những tên tuổi lẫy lừng gắn liền với những thương hiệu nước mắm nổi tiếng gồm: Hồng Đức (Bé Hòa), Hồng Đại, Hưng Thành... Và thương hiệu nước mắm Hồng Đức chính là do ông Bé Hòa xây dựng nên, được nhiều đời con cháu khuếch trương danh tiếng.
Ông Tim Anderson, kỹ sư Công nghệ thực phẩm từ bang Minnesota,Mỹ(bìa trái) làchuyên viên của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, trong lần đến tham quan nhà thùng nước mắm Hồng Đức 1 - Ảnh: Gia Tùng
Đến năm 1952, vợ chồng ông Bé Hòa sinh người con gái là bà Trương Thị Ánh Tuyết và cũng truyền nghề lại cho con. Dosớm theo nghề cùng cha mẹ từ nhỏ nên bà Tuyết không mấy khó khăn để tiếp nhận lại một phần cơ ngơi, quy trình đánh bắt cá cơm, sản xuất nước mắm truyền thống của gia đình vào năm 1985 với sự tiếp nối bằng thương hiệu Hồng Đức 1.
Rồi vì sức khỏe không còn như lúc trẻ, năm 2005, bà Tuyết quyết định truyền nghề lại cho con trai Trần Huy Quyền và bàn giao toàn bộ cơ nghiệp lên đôi vai của tràng trai mới ngoài 20 tuổi. Nhận thấy đây là trọng trách nặng nề mà cha mẹ để lại và kỳ vọng, Trần Huy Quyền quyết định thi vào Đại học Bách Khoa và đeo đuổi chuyên ngành công nghệ thực phẩm.
Học xong, Quyền quay trở về nhà và bắt đầu bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu mang tầm quốc tế, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng… Anh là truyền nhân đời thứ 6, tiếp tục “giữ lửa” nghề làm nước mắm tại đảo ngọc Phú Quốc.
Cật lực xây dựng thương hiệu
Anh Quyền chỉ nghe ba mẹ và những người chú bác kể lại dòng họ bao đời làm nước mắm, trong đó có câu chuyện ông cố Trương Văn Gồng từng được chính quyền thời Pháp thuộc ghi nhận là 1 trong những hộ hiếm hoi làm nước mắm quy mô lớn vào những năm 1930.
Thời điểm này, trong gia đình không ai còn lưu giữ những giấy tờ giá trị ấy nên anh phảitìm đủ mọi cách như đến Cục Lưu trữ Quốc gia để nhờ trích lục. Ròng rã một thời gian dài, cuối cùng Quyền cũng tìm ra 1 văn bản tiếng Pháprất cũ, đã ố vàng, phải nhờ người dịch ra tiếng Việt và công chứng hẳn hoi, treo trang trọng trong gian trưng bày sản phẩm như một minh chứng cho thương hiệu nước mắm gia truyền, chất lượng và uy tín.
Anh Quyền cho biết, vào vụ chính của nghề đánh bắt cá, những mẻ cá cơm có chất lượng tốt nhất, được nhà thùng Hồng Đức 1 phân loại để ủ chượp riêng nhằm tạo ra dòng nước mắm thượng hạng, có độ đạm cao. Trải qua quy trình ủ chượp truyền thống trong suốt thời gian từ 12 - 15 tháng, nhà thùng Hồng Đức 1 cho ra nhiều dòng nước mắm nhĩ cao cấp có độ đạm từ 35 - 43 độ.
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài khó tính của doanh nghiệp nước mắm Hồng Đức 1 - Ảnh: Gia Tùng
Mỗi thùng nước mắm cho ra từ 2.500 - 3.000 lít nước mắm cốt nhỉ cao đạm. Với tổng cộng gần 400 thùng ủ mắm bằng gỗ bời lời, dên dên, hộ phát, mỗi thùng từ 8.000 - 15.000 lít, được bố trí dày đặc trong khu nhà xưởng rộng lớn ở thị trấn Dương Đông, nhà thùng Hồng Đức 1 mỗi năm xuất ra thị trường trên 1 triệu lít.
Anh Quyền cũng cho biếtđến thời điểm hiện tại, những hộ nằm trong danh sách làm nước mắm được Pháp công nhận còn theo nghề đếm được trên đầu ngón tay. Đa phần họ đã bỏ nghề, con cháu chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác hoặc đi tứ tán.
“Từ nhỏ tôi đã được cha mẹ truyền nghề, học hỏi được rất nhiều từ đại gia đình làm nước mắm lâu đời nên tôi quyết theo nghề này, quyết giữ vững chất lượng, uy tín thương hiệu, đẩy mạnh kinh doanh. Việc theo đuổi đại học ngành chế biến thực phẩm là minh chứng cho tôi sẽ quyết tâm theo nghề của gia đình - cha truyền con nối”, Quyền tâm sự.
Anh cònchia sẻ: Hằng năm nhà thùng Hồng Đức 1 ủ chượphơn 2.000 tấn cá cơm để sản xuất nước mắm. Quy trình sản xuất được theo dõi chặt chẽ, nghiêm ngặt, tuân thủ những quyđịnh của Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, chính quyền và những tiêu chuẩn quốc tế khác trước khi tung ra thị trường.
Có thể nói, nhà thùng Hồng Đức 1 đã đóng vai trò không nhỏ trong quá trình xây dựng thương hiệu nước mắm Phú Quốc trên thị trường, được Liên minh châu Âu - EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý bởi sự phát huy những giá trị truyền thống và tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm soát chất lượng theo yêu cầu bảo hộ.
Hiện tại, Hồng Đức 1 có 5 dòng sản phẩm từ 15 - 43 độ đạm, trong đó 2 dòng 40 và 43 độ đạm là chủ lực, đạt tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận HACCP, xuất khẩu được sang những thị trường khó tính nhất.
Showroom trưng bày sản phẩm và nhà thùng nước mắm phục vụ khách tham quan, du lịch của Doanh nghiệp Hồng Đức 1 tại xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc - Ảnh: Gia Tùng
Cách đây hơn 2 tháng,Quyền đã đưa ra quyết định táo bạo là bỏ ra hàng chục tỉ đồng mở mộtshowroom rộng 4.000 m2ở vị thếlưng vào núi để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩmtại cửa ngỏ ra vào điểm tham quan du lịch làng chài Hàm Ninh.
Ngoài các sản phẩm DNTN Hồng Đức 1 đang có, Quyền còn liên kết trao đổi các sản phẩm là thực phẩmcủa các doanh nghiệp chế biến khác tại Phú Quốc, để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương và cộng đồng doanh nghiệp Phú Quốc.
Đặc biệt, để khách du lịch tiện tham quan mô hình nhà thùng làm nước mắm, anh Quyền đã cho xâymộtkhu nhà thùng hoành tráng có trên 50 thùng ủ chượp, vừa để khách tham quan chụp ảnh cũng vừa là nơi Quyền sản xuất nước mắm. Tại đây, thùng mẫu, hiện vật sản xuất, gỗ dùng đóng thùng, mây bện, chum, khạp… cũng được trưng bày, giới thiệu.
“Hướng tới, chúng tôi sẽ đầu tư mở rộng kênh phân phối đến tận tay người tiêu dùng trên cả nước và xem đó là bước đi đột phá ngoài kênh phân phối truyền thống như hiện nay”, Quyền tâm sự.
Gia Tùng