EU lập cơ chế kiểm tra đầu tư nước ngoài, ám chỉ Trung Quốc
Quốc tế - Ngày đăng : 15:22, 15/02/2019
Với mục đích bảo vệ công nghệ chiến lược cùng cơ sở hạ tầng, luật cho phép Ủy ban châu Âu (EC) điều tra những khoản đầu tư trong lĩnh vực trọng yếu nếu 1/3 số thành viên Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ lo ngại, sau đó cho ý kiến liệu chúng có làm suy yếu lợi ích toàn khối hay không?Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác.
Hệ thống không đòi hỏi từng quốc gia riêng lẻ tiến hành kiểm tra. Nước có cơ chế riêng khi xem xét khoản đầu tư nào đó cần thông báo cho thành viên EU khác lẫn EC. Tất cả đều cần nộp báo cáo thường niên lên Ủy ban.
Ngoài ra, luật mới còn mở rộng danh sách lĩnh vực trọng yếu, bao gồm cả hàng không vũ trụ, y tế, công nghệ nano, truyền thông, pin điện, cung cấp thực phẩm.
Dự luật cũng không đề cập đến Trung Quốc, nhưng nhiều nghị sĩ ủng hộ cơ chế kiểm tra đầu tư đều đưa ra phát ngôn ám chỉ nước này.
Theo nghị sĩ Franck Proust: “Mọi cường quốc trên thế giới - Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc- đều có hệ thống kiểm tra, riêng Ủy ban Đầu tư nước ngoài (CFIUS) của Washington đã tồn tại từ năm 1975 đến nay. Vậy mà châu Âu không có”.
“Chúng tôi không ngăn chặn đầu tư nước ngoài - thứ các nước EU cần đến – mà chỉ lưu ý những khoản đầu tư kỳ lạ, không có ý nghĩa kinh tế mà lại mang tính chính trị”, nghị sĩ Proust nhấn mạnh.
Giới lập pháp châu Âu thông qua dự luật trên trong bối cảnh cường quốc châu Á đang đầu tư mạnh mẽ vào lục địa già, đem lại lo ngại cơ sở hạ tầng trong khu vực bị tổn hại và công nghệ tốn nhiều năm nghiên cứu rơi vào tay quốc gia bên ngoài.
EU đặc biệt để mắt đến Huawei. Nhiều nước châu Âu nghi ngờ chính quyền lẫn quân đội Trung Quốc lợi dụng công nghệ của tập đoàn viễn thông này thực hiện hành vi gián điệp.
Cẩm Bình (theo Channel News Asia)