Bia mộ phi công Triều Tiên chống Mỹ ở Việt Nam
Quốc tế - Ngày đăng : 07:01, 20/02/2019
Đó là một cuộc chiến nói lên mối quan hệ anh em giữa Việt Nam với Triều Tiên trong cuộc chiến chống Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, và vài chục năm sau, tình hữu nghị lại nổi lên, với việc Việt Nam sẵn sàng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong - un vào tuần tới tại Hà Nội.
Trong thời gian đó, không quân Triều Tiên được triển khai gần Hà Nội, với từ 200 đến 400 người, gồm 90 phi công,theo như ghi nhận của Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc.
Theo tài liệu lịch sử Việt Nam mà cựu nhân viên CIA, nay lànhà nghiên cứu Merle Pribbenow có được, vào tháng 9.1966, Triều Tiên đề nghị cử 3 nhóm phi công để lập một tiểu đoàn với 30 máy bay, và Việt Namđồng ý với đề nghị này.
Nhóm phi công Triều Tiên mặc trang phục không quânViệt Nam, và đượccung cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện và máy bay.
Nhóm phi công Triều Tiên đầu tiên cũng được chọn lái MiG-17, đến căn cứ không quân Kép ở tỉnh Bắc Giang (cách Hà Nội 70 km về phía đông bắc) vào cuối năm 1966, để giúp huấn luyện và thực hiện các phi vụ chiến đấu.
Ông VũNgọcĐỉnh, một trong số phi công Việt Nam từng chiến đấu cùng các đồng chí Triều Tiên, trong cuộc phỏng vấn của ông Istvan Toperczer, một sĩ quan không quân Hungaritrở thành nhà sử học, đã nhớ lại : “Thỏa thuận được ký giữa hai chính phủ, nhưng chúng tôi không hề biết gì. Tôi chỉ biết Triều Tiên muốn cử phi công đến Việt Nam để họ có thể rèn luyện và học tập kinh nghiệm, với mục tiêu xây dựng lực lượng không quân Triều Tiên”.
Trong cuốn sách Những con át chủ MiG của Chiến tranh Việt Namcủa ông Toperczer còn dẫn lời ông Đỉnh: “Các phi công đều là những người giỏi nhất, có cha mẹ hoặc họ hàng làm việc cho các cơ quan chính trị của Triều Tiên. Họ cử phi công và chỉ huy qua Việt Nam,chúng tôi cung cấp phần cứng mà họ yêu cầu trong thời gian họ đóng quân”.
Ông Đỉnh cho biết thêm: “Họ giữ bí mật mọi chuyện, cho nên chúng tôi không biết số mất mát của họ, nhưng các phi công Triều Tiên khẳng định họ bắn rụng 26 máy bay Mỹ. Dù họ chiến đấu rất dũng cảm trong các trận không chiến, nói chung họ cònchậm trong các phản ứng, điều khiến nhiều người của họ bị Mỹ bắn hạ”.
Ông DươngVăn Dậu là người trông coi khu mộ phi công Triều Tiên, nói với AP: “Khi họ tử trận, dân Việt Nam đối với họ như là anh hùng Việt nam hy sinh vì tổ quốc”.
Ông Dậu cũng là một cựu binh, thuộc binh chủng lục quân,đã hành quân vào Nam chiến đấu hồi năm 1966. Ba năm sau, ông xuất ngũ vì bị bắn vào chân khi chiến đấu ở ngoại ô Sài Gòn.
Ông nói thêm: “Tôi tôn vinh những phi công Triều Tiên đã chiến đấu để bảo vệ tổ quốc chúng tôi, tử trận vì đất nước chúng tôi. Là người lính, tôi dành hết cảm tình cho họ. Tôi xem họ là các đồng chí của tôi, dù khác quốc tịch”.
Năm 2002, hài cốt phi công Triều Tiên được đưa về cố quốc, trong một nghi lễ trọng thể do quân đội Việt - Triều tổ chức. Nhưng các bia mộ vẫn còn đó, đặt thành 2 hàng, phía sau một bia tưởng niệm bằng tiếng Việt Nam: “Nơi an nghỉ của 14 đồng chí Triều Tiên”, trên một ngọn đồi cao ở Bắc Giang. Các bia mộ đều quay về phía đông bắc, hướng về cố quốc của họ.
Từ sau cuộc trao trả hài cốt, số khách viếng khu tưởng niệm này đã giảm đáng kể. Nhưng ông Dậu nói ông sẽ tiếp tục chăm sóc khu tưởng niệm các phi công liệt sĩ Triều Tiên.
Theo AP, mãi đến năm 2000 - 2001, Việt Nam và Triều Tiên mới chính thức công nhận có sự tham chiến của phi công Triều Tiên. Sau đó, chỉ có vài chi tiết liên quan sự tham gia của Triều Tiên vào Chiến tranh Việt Nam, chủ yếu được trích dẫn trong các hồi ký của người Việt Nam, báo chí nhà nước và các hồ sơ ngoại giao của các nước Đông Âu.
Vĩnh Thụy (theo AP)