Kiến nghị bỏ Luật Đầu tư, loại bỏ hộ kinh doanh có đăng ký
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 14:59, 21/02/2019
Cần bỏ Luật Đầu tư
Bình luận Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC đánh giácần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp nói riêng và các luật khác nói chung,sửa càng mạnh dạn, càng triệt để càng tốt.
Theo đánh giá của ông Đức, việc sửa đổi không phải là đổi mới, mà chủ yếu là sửa sai. Ví dụ: Điểm b, khoản 1, điều 1 của Dự thảo Luật bổ sung giải thích “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” là lấy lại nguyên văn quy định tại khoản 2, điều 4 về “Giải thích từ ngữ” tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, đã bị bỏ đi trong luật năm 2014.
“Nếu việc sửa đổi còn luẩn quẩn, không rõ mục tiêu, sẽ dẫn đến nguy cơ còn phải sửa đổi nhiều nữa. Ví dụ doanh nghiệp nhà nước từ chỗ là 100% vốn nhà nước, sang trên 50% theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, rồi đổi 100% theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và giờ lại định quay về trên 50% (khoản 2, điều 2 Dự thảo luật)”, ông Đức nói.
Ông Trương Thanh Đức kiến nghị bỏ Luật Đầu tư, đồng thời chuyển Danh mục ngànhnghề cấm và đầu tư kinh doanh có điểu kiện quay lại Luật Doanh nghiệp.
“Đương nhiên, mọi hoạt động đầu tư đều phải thực hiện các luật liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháychữa cháy... Đầu tư của doanh nghiệp là quyền tự chủ của doanh nghiệp. Còn đầu tư của Nhà nước thì phải theo Luật Đầu tư công. Do vậy, chuyển những nội dung cần thiết về đầu tư sang Luật Doanh nghiệp, có thể thêm 1 chương về đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài”, luật sư Đứcnhấn mạnh.
Theo luật sư Đức, luật đã bỏ toàn bộ việc ghi nhận ngànhnghề đầu tư, kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay vì chỉ bỏ những ngànhnghề tự do đầu tư, kinh doanh không cần điều kiện.
Các ngành, nghề tự do kinh doanh nhưng lại vẫn phải thông báo ngành nghềkinh doanh như đối với 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thực chất vẫn là 1 dạng đăng ký.
Theo đó, ông Đức cho rằng cần bỏ hẳn việc thông báo ngành nghề kinh doanh vì hầu như không có ý nghĩa pháp lý, kể cả việc thống kê, chỉ có ý nghĩa pháp lý và cần quản lý khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thực tế thông qua quản lý hóa đơn, chứng từ, kế toán, tài chính.
Loại bỏ hộ kinh doanh có đăng ký
Ông Trương Thanh Đức cho rằng hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh (khác với hộ kinh doanh không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh) là một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp, thường xuyên, bản chất chính là(và phải là) doanh nghiệp tư nhân (trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân).
Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh được sinh ra để lấp chỗ trống thời kỳ cấm doanh nghiệp tư nhân, nay đã hết vai trò. Duy trì hộ kinh doanh bên cạnh các loại hình doanh nghiệp là một sự bất bình đẳng, một sự mập mờ pháp lý.
Do đó, cần loại bỏ hộ kinh doanh (phải đăng ký kinh doanh), để chuyển thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty. Đồng thời quy định một giai đoạn chuyển tiếp và chế độ quản lý, tài chính, kế toán hết sức đơn giản, phù hợp với thực tế.
Xóa bỏ sự phân biệt giữa công ty cổ phần và TNHH
Ông Đức cũng đề cập đến loại hình công ty. Về bản chất pháp lý và nguyên lý quản trị, điều hành giữa hai loại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và cổ phần là như nhau, nhưng lại được quy định rất khác nhau không vì lý do chính đáng, không phù hợp với thực tế.
Ví dụ công ty cổ phần gồm 3 cổ đông là vợ, chồng và con, đã có Đại hội đồng cổ đông, lại buộc phải có thêm Hội đồng quản trị, được bán cổ phần tăng vốn ra công chúng và được tự do chuyển nhượng vốn cổ phần công ty; trong khi công ty TNHH có 50 thành viên thì chỉ có Hội đồng thành viên, không được bán tăng vốn ra công chúng và không được tự do chuyển nhượng vốn công ty. Việc phân chia công ty TNHH có từ 1 đến 50 thành viên và công ty cổ phần có từ 3 cổ đông trở lên là không hợp lý.
Việc phân chia thành hai loại như trên, tạo ra quá nhiều sự trùng lặp, dài dòng, phức tạp, rắc rối, vô lý về pháp lý. Ví dụ, khoản 8, điều 1 Dự thảo luật sửa đổi quy địnhnhà đầu tư “mua cổ phần, phần vốn góp” của tổ chức kinh tế theo một trong các hình thức “mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông” là không chính xác.
Theo ông Đức, do sự phân biệt đối xử pháp lý, nên chỉ có việc mua cổ phần của công ty cồ phần, chứ không có việc mua phần vốn góp của công ty TNHH và cũng chỉ có việc mua cổ phần từ công ty, mà không mua từcổ đông (chỉ mua cổ phiếu từ cổ đông, còn cổ phần thì là chuyển nhượng).
“Đã đến lúc phải sửa sai, mạnh dạn xóabỏ việc phân biệt về số thành viên, mô hình, yêu cầu tổ chức, hoạt động… khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH”, ông Đức nói.Theo đó, chỉ cần phân biệt sự khác nhau giữa các công ty khi đạt đến một quy mô cổ đông nhất định có thể ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý, quyền lợi của cổ đông và công chúng, như từ 11 thành viên (gọi chung là cổ đông) trở lên thì phải thực hiện thêm một số yêu cầu (đã được quy định trong luật hiện hành với cả hai loại hình công ty). Đặc biệt là công ty đại chúng từ 100 cổ đông trở lên thì phải thực hiện thêm nhiều yêu cầu cao hơn (hiện nay chỉ đặt ra đối với công ty cồ phần).
Ông Đức cho rằng khi đó công ty có từ 2 đến 10 cổ đông được tổ chức và hoạt động giống nhau (không phân biệt giữa Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng thành viên, giữa cổ đông và thành viên, giữa tối thiếu 1 hay 3 và tối đa 50 hay bao nhiêu cổ đông).
Khi có từ 11 và 100 cổ đông trở lên thì phải đáp ứng một số yêu cầu, chẳng hạn có Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc Ủy ban kiểm toán nội bộ, cơ chế tự do chuyển nhượng cổ phần...
Lam Thanh