Giảm mụn nhờ thay đổi chế độ ăn

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:27, 25/02/2019

Bạn có biết các sản phẩm thoa ngoài chỉ giải quyết tối đa 20% các vấn đề của làn da, 80% còn lại phụ thuộc vào những yếu tố từ bên trong cơ thể. Chính bởi vậy, thực đơn dinh dưỡng là nhân tố có vai trò quan trọng trong hành trình cải thiện tình trạng mụn của da.

Phải lưu ý những gì khi chăm sóc làn da mụn?

Việc chăm sóc một làn da mụn không phải là điều đơn giản. Bạn không những phải kiên trì vệ sinh sạch sẽ da mặt, sử dụng sản phẩm ngoài da phù hợp mà còn cần có những thay đổi mạnh mẽ trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình.

Thêm vào đó, đừng quên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể thao. Tập luyện thể dục làm cho cơ thể đào thải độc tố tốt hơn thông qua mồ hôi, đồng thời giúp hệ tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động hiệu quả, tránh tích độc tại gan và thận.

Vì sao thay đổi cách ăn uống có thể trị mụn?

Việc thay đổi cách ăn uống sẽ cung cấp cho cơ thể bạn một số khoáng chất hữu ích, đồng thời giảm thiểu những thành phần gây nóng và tích độc, từ đó giúp thanh lọc làn da, đem lại hiệu quả trị mụn hơn hẳn so với việc chỉ "chăm chăm" dùng các loại thuốc bôi ngoài.

Thực phẩm giúp da sạch mụn

1. Vitamin Ađóng vai trò quyết định rất lớn trong việc duy trì sức khỏe và độ tuổi làn da. Nguyên nhân hình thành mụn chủ yếu xuất phát từ việc tích tụ nhiều tế bào chết trên da, tuyến bã nhờn hoạt động gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Vitamin A sẽ đóng vai trò kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích sản sinh collagen và tăng độ liên kết của các tế bào da. Vì vậy, không chỉ là thành phần hỗ trợ ngăn chặn mụn, vitamin A còn giúp trẻ hóa làn da, làm chậm tiến trình lão hóa.

Bổ sung vitamin A cho cơ thể và làn da bằng các thực phẩm:

- Động vật: Thịt, cá, trứng, sữa, gan.

- Thực vật: Rau củ, đậu, trái cây có màu xanh, đỏ, vàng như cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau cải xanh, gấc,...

2. Vitamin Clà một trong những chất dinh dưỡng chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa sự lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, khỏe mạnh, đồng thời phục hồi hư tổn của các mô và biểu bì sau quá trình điều trị mụn. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin C có thể khiến làn da khô, sần sùi. Những loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin C thường có màu đỏ, hoặc các loại ổi, ớt chuông, đậu, khoai lang,...

3. Vitamin B2, B3, B5, B6:Cải thiện tình trạng da hư tổn do mụn.

Vitamin B2giúp cải thiện tình trạng của các tế bào da và thường có trong các loại thực phẩm như gan động vật, thịt, trứng, sữa, các loại hạt, nấm, bánh mì, bơ, chuối.

Vitamin B3có tác dụng bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và tham gia vào quá trình trao đổi chất béo, chất đạm của cơ thể.

Vitamin B5giúp duy trì sức khỏe và độ tươi trẻ của làn da.

Vitamin B6có tác dụng điều chỉnh quá trình tiết bã nhờn của làn da.

4. Acid béo Omega 3là loại acid mà cơ thể không thể tự tổng hợp, chính vì vậy, cách duy nhất là cung cấp thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.Các loại hải sản, cá hoặc thực vật như hạt lanh, hạt điều, hạt dẻ…là nguồn thực phẩm bổ sung Omega 3 tốt nhất cho cơ thể.

Cuối cùng, bạn cũng đừng quên uống đủ nước chính là chìa khóa để làn da luôn mịn màng, căng sáng, sạch mụn.

Hà Anh (t/h)

La Hường