'Điểm phấn' cho bưởi đặc sản, tăng thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 13:01, 02/03/2019
Bưởi Phúc Trạch thường nở hoa vào tháng giêng, đây là thời điểm tiết trời mùa xuân ấm áp, nhiều ong bướm và các loại côn trùng lấy mật "trợ giúp" việc thụ phấn cho hoa
Tuy nhiên, theo những người trồng bưởi Phúc Trạch, mặc dù hoa bưởi nở nhiều và khỏe nhưngchỉ dựa vào cách thức thụ phấn tự nhiên thì tỉ lệ kết trái của bưởi rất thấp, chỉ đạt mức dưới 20% số hoa nở
Ông Bùi Văn Dung (thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, cứ tầm sau Tết Nguyên đán khoảng nửa tháng là đến kỳhoa bưởi nở rộ. Lúc này, những gia đình trồng bưởi Phúc Trạch gác lại mọi công việc khác để tập trung thụ phấn cho hoa bưởi.
Họ thụ phấn theo cách thủcông mà cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực trồng cây ănquả từ Hà Nội về hướng dẫn, đã áp dụng từ cách đây khoảng 5 năm. Theo ông Dung, trước đây khi chưa thụ phấn thủ công cho hoa bưởi thì tỉ lệ kết trái chỉđạt dưới 20% số hoa nở, nhưng từ khi thụphấn bằng tay thì tỉ lệ kết trái tăng lên rất cao, thậm chí vượt quá mức mong muốn, khi quả lớn lên phải hái tỉa bớt để cho quả còn lại sinh trưởng tốt
Việc thụ phấn cũng hết sức đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và mất thời gian khá nhiều. Người trồng bưởi Phúc Trạch phải hái hoa của giống bưởi chua (giống bưởi cũng có nguồn gốc ở vùng này được nhân giống bằng hạt, có thân và hoa khỏe nhưng chất lượng quả không cao, có vị chua), chọn bông hoa có nhiều phấn, bỏ cánh hoa, giữ lại nhụy mang bột phấn, sau đó quệt vào nhụy của bông hoabưởi đặc sản để tăng cường phấn giúp hoa kết trái
Bà Võ Thị Đào (vợ ông Dung) cho hay, với vườn bưởi khoảng 300 cây đang nở hoa của gia đình bà thì phải mất khoảng 15 ngày để thụ phấn với 3 người làm. Công việc này không phải làm liên tục cả ngày mà có khi hết hoa bưởi chua thì phải chờ đến hôm sau để hoa nở tiếp mới hái để lấy phấn
Bông hoa bưởi chua được chọn để lấy phấn là những bông hoa to, nhụy có nhiều phấn màu vàng
Có những cây bưởi chua rất cao, người dân phải trèo lên để hái hoa mang về lấy phấn
Khi gặp những cành bưởi cao không thể với đến để thụ phấn, người trồng bưởitự chế ra các dụng cụ thô sơ để làm việc. Họ dùng những cây gậy, buộc đinh sắt vào đầu gậy, sau đó ghimbông bưởi chua vào, hoặc là dùng que tre chẻ một khe nhỏ để kẹp bông hoa, tiếp đó họ dùng một cành cây có móc để níu cành bưởi trên cao xuốngrồiquệt phấn lên nhụy hoa
Người trồng bưởi còn có sáng kiến tận dụngcây chổi trang điểm (đánh phấn) để quệt phấn từ hoa bưởi chua vào, sau đó cầm chổi này bôi phấn lên hoa bưởi ngọt sẽ giúp công việcthụ phấn nhanh hơn
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Chung (xóm 7, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) "điểm phấn" cho bưởi đặc sản. Ông Chung cho biết gia đình ông có khoảng300 cây bưởi Phúc Trạch đang mùa đơm hoa kết trái. Năm ngoái gia đình ông thu hoạch được khoảng 300 triệu đồng từ vườn bưởi này. Có được nguồn thu nhập cao như vậy cũng chính là nhờ việc thụ phấn bằng tay của cả gia đình. Năm nay bưởi nở hoa vào lúc thời tiết thuận lợi nên gia đình ông kỳ vọng một mùa bội thu
Vì cây bưởi Phúc Trạch là nguồn thu nhập chính của nhiều nhiều gia đình, thậm chí có nhiều nhà giàu lên nhờ cây bưởi này, nên đến mùa thụ phấn hoa là tất cả mọi người đều ra vườn làm việc
Có những chùm hoa bưởi nở sớm khi chủ vườn chưa kịp thụ phấn nênnhiều bông hoa không kết trái được và rụng xuống gốc cây
Để đảm bảo cho cây bưởi có nhiều quả, những người dân trồng bưởi không kể sớm trưađiểmphấn cho hoa bưởisinh trưởng đúngthời vụ
Để có có được vườn bưởi Phúc Trạch năng suất cao như thế này, những người trồng bưởi phải trải qua quá trình thụ phấn cho bưởi dày công và tỉ mỉ - Ảnh tư liệu
Bưởi Phúc Trạch có hình cầu tròn, bề ngang và chiều cao gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng, màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối lượng quả đạt từ 1-1,5 kg, số múi 14-16 múi/quả, số hạt bình quân trong quả 50-70 hạt/quả, có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt hậu.
Hiện nay, bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (đều thuộc huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý địa phương, trồng ngon nhất vẫn là một làng tại xã Phúc Trạch.
Năm 2002, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn công nhậnbưởi Phúc Trạchlà một trong bảy loại cây ăn quả quý hiếm cấm không được xuất khẩu giống.
Năm 2004, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch.
Hiện trên toàn huyện Hương Khê có hơn 2.000 héc ta trồng bưởi Phúc Trạch.