‘Dã tràng ca’ - tác phẩm ‘bí ẩn’ của Trịnh Công Sơn

Văn hóa - Ngày đăng : 06:25, 04/03/2019

Từ ngày ra đời cho đến nay, tác phẩm “Dã tràng ca” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới chỉ được trình diễn đúng một lần, vì thế xung quanh ca khúc này vẫn còn phủ một màn sương huyền thoại.

Trong danh mục hơn 600 tác phẩm âm nhạc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác lúc sinh thời, Dã tràng ca là một tác phẩm khá bí ẩn. Cho dù đã được biết đến và công khai văn bản từ lâu, đây vẫn là một tác phẩm mà đa số công chúng chưa được biết đến, chưa từng nghe, thậm chí không có một hình dung nào về nó. Trong khi những người đã từng may mắn chứng kiến sự ra đời của tác phẩm này, thì cũng chỉ còn nhớ về Dã tràng ca một cách không đầy đủ, và có phần mơ hồ.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ huy ban hợp xướng trình diễn Trường ca "Tiếng Hát Dã Tràng"
trong Đại nhạc hội lần thứ nhất do trường Sư phạm Quy Nhơn tổ chức (1964) - Ảnh: Tư liệu

Vào năm 2009, ca sĩ Ánh Tuyết đã dàn dựng và biểu diễn Dã tràng ca tại Nhà hát Hòa Bình trong dịp giỗ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Từ đó đến nay, Dã tràng ca chỉ được một số người yêu nhạc Trịnh, người ca hát nghiệp dư thu âm hoặc biểu diễn chứ chưa được bất cứ ca sĩ chuyên nghiệp nào dàn dựng ghi âm một cách chính thức.

Trong chuỗi sự kiện tưởng nhớ 18 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1.4.2001 - 1.4.2019), ca sĩ Đức Tuấn đã cho ra đời bản ghi âm chính thức ca khúc Dã tràng ca của ông dưới hình thức gọn gàng hơn với gần 12 phút so với bản gốc có độ dài hơn 20 phút. Nhịp điệu của bài hát cũng được nhạc sĩ Lê Thanh Tâm soạn lại hoành tráng, mang hơi thở của âm nhạc đương đại.

Đĩa đơn Dã tràng canhư một cách tưởng niệm 18 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cũng là một nỗ lực thầm lặng của Đức Tuấn khi đến với nhạc Trịnh theo cách riêng của mình. Cùng với bản thu âm, những kế hoạch biểu diễn tác phẩm này tới công chúng cũng đang được Đức Tuấn chuẩn bị trong năm nay, năm thứ 18 mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “về với cát bụi”.

Do tác phầm gồm nhiều đoản khúc dài ngắn khác nhau, nên phần hòa âm sẽ giúp làm nổi bật lên từng khúc hát, giúp người nghe có thể hiểu được câu chuyện thông qua âm nhạc, bản phối và giai điệu, từ đó truyền tải một câu chuyện, một thông điệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn theo một phong cách mới mẻ, thu hút.

Cái làm nên sự khác biệt ở bản phối lần này là thủ pháp ly điệu/chuyển điệu, thay đổi tiết tấu bất ngờ nhưng hợp lý, giúp người nghe có cảm giác cuốn vào âm nhạc và bất chợt phát hiện những điểm thú vị hết lần này đến lần khác. Cách xử lýnày không những giúp cho bản trường ca không trở nên nhàm chán mà còn khiến người nghe thích thú nghe lại để tìm hiểu thêm về câu chuyện mà người nhạc sĩ đã viết.

Bà Trịnh Vĩnh Trinh, đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cũng đã giúp Đức Tuấn rất nhiều trong việc tìm lại các tư liệu của tác phẩm đặc biệt này. Cô bày tỏ sự cảm kích trước thử thách mà Đức Tuấn tự đặt ra cho mình trong việc giới thiệu lại Dã Tràng Ca: “Là một trường ca nên Dã Tràng Ca không dễ để biểu diễn đơn ca hay ở các sân khấu nhỏ. Vì vậy, Dã Tràng Ca đã nhiều năm nằm im trong ngăn kéo của gia đình hay các nhà sưu tầm. Với bản thu hoàn chỉnh và chính thức đầu tiên của ca sĩ Đức Tuấn, đã tới lúc bản nhạc này được vang lên rộng rãi hơn, đến với nhiều khán giả hơn để di sản nhạc Trịnh Công Sơn thực sự đầy đủ hơn. Qua bản ghi mang đậm hơi thở của âm nhạc hiện đại của Đức Tuấn, chúng tôi cũng hyvọng Dã tràng ca với thông điệp 'con người sinh ra đã đối mặt khổ đau, chỉ có tình yêu mới cứu rỗi con người'sẽ sống mãi trong lòng người hâm mộ”.

Một chuyến “rong chơi” giữa cuộc đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơncùng cô em gái útTrịnh Vĩnh Trinh - Ảnh: Tư liệu

Về hình ảnh, với sự giúp sức từ “nhà Huế học” Nguyễn Đắc Xuân, Đức Tuấn đã có được những bức ảnh vô cùng quý giá của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi ông còn rất trẻ, ở gần với thời điểm được cho là đã sáng tác nên Dã tràng ca.

“Tôi chủ đích chọn một tấm ảnh rất đẹp, rất trẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm bìa đĩa đơn Dã Tràng Ca bởi tôi không chỉ muốn người hâm mộ được nghe một tác phẩm rất tiêu biểu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trai trẻ mà còn được nhìn ngắm ông trong dung mạo của một thanh niên với ánh mắt ấm áp, cương trực cùng gương mặt thông minh, thanh tú. Tôi tin rằng nhạc Trịnh luôn trẻ, tràn đầy sức sống cùng những lýtưởng và thông điệp không bao giờ xưa cũ mà người nghe sẽ thấy rõ điều đó qua ấn phẩm Dã Tràng Ca lần này”, Ca sĩ Đức Tuấn chia sẻ:

Đức Tuấn cùng với danh ca Lan Ngọc trong dịp sinh nhật lần thứ 80 (2019) của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn -Ảnh: Tiểu Vũ

Được biết Dã tràng ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, chỉđược trình diễn đúng một lần. Thời gian trình diễn đến nay cũng được nhớ lại một cách chưa đầy đủ. Có người nhớ là năm 1962, có người nói năm 1964, còn gia đình nhạc sĩ lại cung cấp năm ra đời là 1963. Sự mập mờ về thời gian ra đời ấy lại càng phủ lên tác phẩm này một màn sương huyền thoại.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng bạn giáo sinh Sư phạm QuyNhơn -Ảnh tư liệu của Lê Thị Ngọc Trinh

Đến khoảng năm 2001-2002, văn bản của Dã tràng ca được đưa lên Internet khiến cho nhiều người yêu nhạc Trịnh mong muốn tác phẩm này được dàn dựng lại, để chân dung âm nhạc của Trịnh Công Sơn được hoàn thiện rõ ràng hơn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời học Sư phạm QuyNhơn.Ảnh chụp trong xưởng vẽ của hoạ sĩ Đinh Cường- Ảnh:Tư liệu của Đinh Cường

Nhiều tài liệu nói rằng cảm hứng cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết Dã tràng cađã hình thành ngay từ lúc nhỏ khi ông còn Huế. Ngày đó, Trịnh Công Sơn thường xuyên theo mẹ đi chùa Phổ Quang tìm hiểu Phật học. Một thời gian sau, để lập thân, và cũng để tránh quân dịch, Trịnh Công Sơn vào học trường Sư phạm Quy Nhơn. Mảnh đất ven biển tuyệt đẹp này cũng là nơi đã tạo cảm hứng để những bản tình ca hay nhất của Trịnh Công Sơn ra đời như Diễm xưa, Biển nhớ…và đặc biệt là bản trường ca đầu tiên: Tiếng hát dã tràng

Tủ trưng bày những đĩa gốc, tập hợp các tình khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Vào lúc đó, trường Sư phạm QuyNhơn yêu cầu Trịnh Công Sơn soạn một bài hát để trình bày trong Đại nhạc hội. Và bản Dã tràng cara đời, tên ban đầu là Tiếng hát dã tràng. Đó là một bài hát thơ dài gồm 2 phần với 13 đoản khúc có tựa đề riêng, xoay quanh thân phận con người. Kiếp người là vô nghĩa, con người sinh ra đã đối mặt khổ đau, chỉ có tình yêu mới cứu rỗi con người.

Dã tràngca đã chất chứa những tinh thần cơ bản nhất của âm nhạc Trịnh Công Sơn, mở đường cho dòng ca khúc thân phận đã làm nên tên tuổi Trịnh Công Sơn, và quen thuộc với chúng ta sau này với tênCa khúc da vàng.

Nghe Dã tràng ca qua tiếng hát của Đức Tuấn:

Tiểu Vũ

TIỂU VŨ