Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung liệu sắp đi tới hồi kết?
Quốc tế - Ngày đăng : 06:08, 05/03/2019
Trung Quốc và Mỹ đang trong giai đoạn cuối cùng để hoàn tất thỏa thuận thương mại, với việc Bắc Kinh đề nghị giảm thuế và các hạn chế khác đối với nông sản, hóa chất, ô tô và các sản phẩm khác của Mỹ và Washington xem xét loại bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt đối với các sản phẩm của Trung Quốc kể từ năm ngoái.
Hai bênđã bắt đầu phác thảo các cam kết về nguyên tắc đối với các vấn đề khó khăn nhất trong tranh chấp thương mại của họ, đánh dấu bước tiến quan trọng nhất trong việc kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài 7 tháng. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Mỹđều cảnh báo rằng các rào cản vẫn còn, và có một số khác biệt về "nhu cầu cốt lõi" của 2 nước đang đượctìm cách thu hẹp.
Bất chấp những rào cản còn lại, hai bên hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận chính thức tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra vào khoảng cuối tháng 3, sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc kết thúc chuyến đi đến Ý và Pháp.
Tuy vậy, thời gian tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh giữa ôngTrump và ông Tậpvẫn chưa được thống nhất. Tờ Wall Street Journal trước đó cho biết cuộc gặp có thể diễn ra vào ngày 27.3. Tuy nhiên, việc trùng với Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc có thể khiến ông Tập khó có khả năng tới Mỹ.
Theo Wall Street Journal,Trung Quốc đãđề xuất giảm thuế với nông phẩm, hóa phẩm, ôtô và các sản phẩm khác của Mỹ. Họ cũng sẽ mua 18 tỉUSD khí gas tự nhiên từ hãng năng lượng Mỹ - Cheniere Energy. Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết sẽ giúp đảm bảo môi trường cạnh tranh thương mại công bằng, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ gỡ bỏ hạn chế về sở hữu nước ngoài trong các liên doanh ô tô, và giảm thuế với xe nhập khẩu xuống dưới mức 15% hiện tại.
Bắc Kinh cũng sẽ đẩy mạnh việc mua hàng hóa của Mỹ, một bước đi nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Trump trong việc vận động để chấm dứt thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc.
Hai bên tiếp tục đàm phán về các vấn đề liên quan đến chính sách bảo trợ công nghiệp của Trung Quốc mà Mỹ cho rằng đang mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.
Các nhà đàm phán Mỹ - Trung cũng đang nỗ lực thiết lập một cơ chế để giải quyết các khiếu nại của các công ty Mỹ. Một kế hoạch đang được thảo luận nhằm tiến hành các cuộc họp song phương giữa các quan chức từ cả hai nước để phân xử các vụ tranh chấp.
Mỹ hiện đangmuốn tiếp tục sử dụng mối đe dọa về thuế như là đòn bảy để Trung Quốc sẽ không đảo ngược thỏa thuận. Theo đó, Washington đang gây sức ép cho Bắc Kinh đồng ý không trả đũa lại nếu Mỹ vẫn tiếp tục áp thuế quan vào hàng hóa Trung Quốc. Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích lo ngại rằng các biện pháp thực thi sẽ không đủ mạnh và có thể trói buộc Mỹ trong các cuộc đàm phán dài bất tận.
“Toàn bộ quá trình đàm phán là một sự lừa lọc”, ông Derek Scissors, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Viện doanh nghiệp Mỹ nói và cho biết Mỹ có thể thực thi ý chí của mình tốt hơn bằng các hành động đơn phương thay vì tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại “vô nghĩa”.
Cựuchiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon kêu gọi Mỹ tiếp tục tăng thuế để gây áp lực buộc Trung Quốc đồng ý với các điều khoản cứng rắn hơn ngay cả khi điều đó đồngnghĩa với việc các cuộc đàm phán sẽkéo dài và có thể gây bất ổn thị trường.
Trong những tuần gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triệu tập nhiều quan chức cấp cao từ khắp Trung Quốc để cảnh báo về những rủi ro lớn sẽ tác động trực tiếp đối với nền kinh tế đất nước và ban hành các chỉ thị mới của đảng nhằm yêu cầu “đoàn kết vàphối hợphành động” để đối phó với khủng hoảng.
Bên cạnh đó, việc thượng đỉnh Mỹ- Triềulần hai kết thúc tại Hà Nội mà không đạt thỏa thuận có thể tác động không nhỏ đối với Trung Quốc. Giới chức Mỹhy vọng ông Tập hiểu rằng Tổng thống Trump sẽ từ chối lời bất kỳ lời đề nghị nào mà ông cho là không thỏa đáng.
Tuy nhiên, Fred Bergsten, người sáng lập Viện kinh tế quốc tế tại Washington lại nhìn nhận ở kía cạnh khác khi cho rằng việc không đạt được gì tại thượng đỉnh ở Việt Nam sẽ làm tăng áp lực buộc ông Trump phải có được thỏa thuận với Trung Quốc.
Trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1.3 cho biết ông đã yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức loại bỏ tất cả thuế đối với hàng nông sản Mỹ, nhấn mạnh rằng Washington đã trì hoãn hạn chót tăng thuế đối với 200 tỉUSD hàng hóa Trung Quốc lên 25% từ 10% như kế hoạch.
Theo một số chuyên gia nhận định, Trung Quốc nhìn chung sẽ có những nhượng bộ nhất định trong thương mại. Bắc Kinh đang muốn hướng tới một thỏa thuận được thực hiện để giải quyết các tranh chấp thương mại ngắn hạn. Nhưng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là một vấn đề dài hạn. Nó sẽ là về tham vọng của Trung Quốc trong việc xây dựng một mô hình phát triên kinh tế mới khác hẳn với những mô hình khác trên thế giới. Bất chấp những vấn đề dài hạn này, Trung Quốc muốn thấy sự hòa giải ngắn hạn sẽ có lợi cho Trung Quốc và Mỹ, cũng như phần còn lại của thế giới.
Hoàng Vũ (theo WSJ, WEF)