Cương quyết đẩy lùi nạn sản xuất và buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm

Sự kiện - Ngày đăng : 13:42, 26/03/2019

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng hổi được toàn xã hội quan tâm. Thực trạng thực phẩm bẩn và không rõ nguồn gốc không chỉ trở thành mối lo thường trực của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, hành vi sản xuất, buôn bán phụ gia thực phẩm giả dần trở nên phổ biến và tinh vi, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Trước tình hình đáng lo ngại này, việc thông qua Bộ Luật Hình Sự (BLHS) 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018 là mộ

Tính cương quyết của BLHS 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018 được thể hiện rõ nhất tại Điều 193 của Bộ luật, nghiêm trị mọi hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm gồm các chất tạo hương hoặc tạo vị (điều vị) như bột ngọt (mì chính),… với mức phạt hình sự thấp nhất là 2 năm tù không kể số lượng và giá trị hàng hóa.

Cụ thể, Điều 193 Bộ luật nêu rõ người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,… thì mức án tù cũng tăng tương ứng từ 5-10 năm, 10-15 năm, 15-20 năm và cao nhất là mức án chung thân. Cá nhân phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hay tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Áp dụng BLHS 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018, mới đây, Tòa án nhân dân TP.HCM vừa quyết định tuyên phạt vợ chồng bị cáo N.M. T (Q.6, TP.HCM) 5 năm 6 tháng tù giam và phạt hành chính 30 triệu đồng cùng T.T.T (Q.6, TP.HCM) 3 năm 6 tháng tù và đồng phạm N.T.T. L 2 năm tù giam với tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lượng thực, thực phẩm và phụ gia thực phẩm”.

Đồng thời, theo Điều 41 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Tòa cũng tịch thu và sung công quỹ nhà nước một xe gắn máy hiệu Honda Airblade biển số 59K2-02552, đồng thời yêu cầu các bị cáo có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền thu lợi bất chính 3.400.000 đồng.

Theo điều tra, tại nơi cư trú của các bị cáo, cơ quan chức năng đã khám xét và thu giữ 300 gói bột ngọt giả thành phẩm, 60 bao bột ngọt xá loại 25kg/bao cùng các dụng cụ để sản xuất bột ngọt giả như máy ép nhựa, thau nhựa, cân, giá xúc. Bị cáo N.M.T khai nhận, số bột ngọt xá này được mua từ một đối tượng không rõ lai lịch tên V với giá 700.000 đồng/bao và được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất bột ngọt giả rồi đem giao bán cho các tiệm tạp hóa.

Bên cạnh Điều 193, tính cương quyết của BLHS 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018 còn được thể hiện tại Điều 76 của Bộ luật, quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, với mức xử phạt thấp nhất là 1 tỉđồng và cao nhất lên đến 18 tỉđồng.

Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây ra sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra hoặc được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Như vậy, với những mức xử phạt hình sự mang tính nghiêm nhặt và răn đe mạnh mẽ được bổ sung, BLHS 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018 là cơ sở để các cơ quan chức năng đẩy lùi vấn nạn sản xuất và buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, ngăn chặn những nguy cơ, hiểm họa đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như bảo vệ những nhà sản xuất và kinh doanh chân chính.

D.T

Bài PR theo HĐQC