Thủ tướng Pakistan né tránh đề cập vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc
Quốc tế - Ngày đăng : 21:30, 29/03/2019
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times hôm 27.3, nhà lãnh đạo Pakistan đã được hỏi về lập trường đối với “các trung tâm đào tạo” - nơi nhiều người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi của Trung Quốc đã được gửi đến để được“giáodục và tudưỡng”.
"Thế giới người Hồi giáo đang trải qua ‘giai đoạn tồi tệ nhất’… Về vấn đề Tân Cương, thành thật mà nói, tôi không biết nhiều về điều đó. Nếu tôi có đủ kiến thức tôi sẽ nói về nó. Nó không quá nhiều thông tin trên các bài báo", Thủ tướng Khan cho biết.
Được biết, Pakistan là một người bạn cũng nhưđối tác thương mại lâu năm của Bắc Kinh. Thậm chí, mối quan hệ giữa hai nước thường được các nhà ngoại giao Trung Quốc mô tả như "đồng minh mọi kiểu thời tiết".
Quốc gia Hồi giáo này cũng được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, như một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Ngoài ra,Islamabad hiện là một trong những khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Bắc Kinh. Từ năm 2008 đến 2017, Pakistan đã mua hơn 6 tỉUSDvũ khí Trung Quốc.
Những bình luận của Thủ tướng Khan về Tân Cương với Financial Times đãgợi nhớ lại những gì ông đã phát biểu trước đó với đài TRT (Thổ Nhĩ Kỳ) hồitháng 1, khi cho biết rằng"không biết chính xác tình hình" ở Tân Cương. Thay vào đó, ông Khan ca ngợi Bắc Kinh về sự hỗ trợ đắc lực cho chính phủ của mình kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2018.
Về phần mình, Bắc Kinh đã phủ nhận người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trái ý muốn và nói rằng đây là những cơ sở đào tạo nghề "tự nguyện".
Trung Quốc khẳng định các "cơ sở giáo dục và đào tạo" tại Tân Cương đã rất thành công trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công có thể diễn ra của những nhóm "phiến quân" Hồi giáo ly khai cũng như giúp những người Duy Ngô Nhĩ được giáo dục về luật pháp và tiếng Quan thoại.
Hôm 28.3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi Mỹ ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh thông qua các vấn đề liên quan đến Tân Cương.
"Các trung tâm đào tạo nghề và giáo dục được thành lập ở Tân Cương như một biện pháp chống khủng bố và phòng ngừa chủ nghĩa cực đoan, được thực hiện theo luật pháp và được đông đảo người dân thuộc mọi dân tộc ủng hộ. Sự thật đã chứng minh rằng các trung tâm đào tạo nghề đó không phải là "trại cải tạo" theo như các cáo buộc từ phương Tây bao gồm cả Mỹ", ông Cảnh Sảng nói thêm.
Hoàng Vũ (theo CNN)