Sân sau Mỹ Latinh - bàn đạp cho chiến dịch tranh cử 2020 của ông Trump?
Góc nhìn - Ngày đăng : 06:45, 10/04/2019
Ông trùm bất động sản New York Donald Trump khiến dư luận đi hết từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Từ chỗ không ai nghĩ ông sẽ tranh cử thì hiện giờ ông đang đảm nhiệm chức vụ tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Theo New York Times, việc hứa hẹn giải quyết các vấn đề nóng bỏng tại Mỹ đã giúp ông Trump thênh thang bước vào Nhà Trắng năm 2016. Điều này được cho là tiếp tục được thúc đẩy bởi chiến lược bầu cử song song trong cuộc bầu cử vào năm 2020. Theo đó, ông Trump một mặt thiết lập các giải pháp chính trị trên toàn quốc về vấn đề nhập cư, ma túy và thương mại, mặt khác gia tăng những động thái cứng rắn nhắm vào Cuba và Venezuela.
Kể từ khi tuyên bố ứng cử vào năm 2015, ông Trump đã coi Mexico như “một vật tế thần”, đặc biệt là về nhập cư và thương mại - hai vấn đề mà ông hứa sẽ thay đổi chính sách triệt để nếu đắc cử. Những động thái kêu gọi để xây dựng bức tường ở biên giới Mỹ - Mexico đã trở thành biểu tượng cho lập trường cứng rắn, quyết liệt về các vấn đề cốt lõi mà những người ủng hộ của Tổng thống Trump theo đuổi.
Gần đây,ông Trump khiến thế giới bị sốc khi dọa đóng cửa biên giới Mỹ - Mexico để ngăn cơn đại hồng thủy người nước ngoài bất hợp pháp xin tị nạn. Điều này có thể làm tổn thương cả hai quốc gia và gây ra thiệt hại không thể khắc phục đối với những gì được cho làquan trọng nhất trong quan hệ vớiMỹ.
Tuy nhiên, vào hôm 4.4, dưới áp lực của đảng Cộng hòa tại Quốc hội, ông Trump đã rút lại lời đe dọa đóng cửa biên giới với Mexico, thay vào đó, ông cho nước láng giềng phía nam thời hạn 1 năm cảnh cáo, để ngăn chặn dòng người di cư từ Trung Mỹ và nạn buôn lậu ma túy.
Cho đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador của Mexico đã nỗ lực rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu ông Trump, bao gồm cả việc thực hiện thỏa thuận sửa đổiHiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) và cho phép những người tị nạn Trung Mỹ ở lại Mexico trong khi hồ sơ xin tị nạn của họ đang được Mỹ được xử lý.
Bên cạnh đó, việc gia tăng lượng người xin tị nạn từ 3 quốc gia Trung Mỹ (El Salvador, Guatemala và Honduras) vào Mỹ trong thời gian gần đây cũng đã khiến ông Trump nổi giận và đã dọa cắt viện trợ cho các quốc gia nói trên,với lý do họ không thể ngăn chặn dòng người di cư.
Động thái này được nhiều người suy đoán rằng sẽ giúp Tổng thống Mỹ củng cố cho quan điểm nhập cư cứng rắn của mình nhưng cũng có thể làm sâu sắc thêm các cuộc khủng hoảng ở các quốc gia này, và nhiều khả năng dẫn đến bùng nổ thêm làn sóng di cư, gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia thực sự trên biên giới Mỹ - Mexico.
Hiện vẫn cần phải xem xét liệu ông Trump sẽ cắt đứt nguồn tài trợ hay sẽ theo dõi mỗi đẹ dọa trên. Nhưng lời “cảnh báo” này dễ khiến chính phủ Guatemala, Honduras và El Salvador hoang mang, và sẽ làm mọi cách để đáp ứng các yêu cầu của Mỹ.
Chính phủ Guatemala và Honduras đã tìm cách ủng hộ chính quyền Trump bằng cách di chuyển, hoặc xem xét di chuyển, các đại sứ quán của họ ở Israel đến Jerusalem. Trong chuyến thăm gần đây tới Washington, Tổng thống mới đắc cử của El SalvadorNayib Bukele đã tiết lộ một chính sách cứng rắn hơn nhiều đối với Venezuela. Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy sự trợ giúp của Mỹ đang giúp giảm số người di cư từ El Salvador.
Tương tự, về vấn đề ma túy, Tổng thống Trump cũng đang cố gắng củng cố cơ sở chính trị của mình cho chiến dịch tranh cử. Tổng thống ColombiaIvan Duquegần đây đã gặp ông Trump và tuyên bố sẽ theo đuổi chiến lược do Washington hậu thuẫn để giảm mức sản xuất cocaine đang tăng lên.
Chính quyền của ông Duque cũng là đối tác khu vực kiên định nhất trong việc gây áp lực cho chế độ ở nước láng giềng Venezuela. Chính phủ của ông đang đấu tranh để đối phó với hơn 1,3 triệu người Venezuela đã trốn sang Colombia.
Cáchtiếp cận của chính quyền Trump đối với Venezuela và Cuba cần được phân biệt rạch ròi với các vấn đề quan tâm trên toàn quốc như nhập cư, ma túy và thương mại. Việc Tổng thống Donald Trump đảo ngược chính sách của chính quyền tiền nhiệm đối với Cuba là nhằm thực hiện lời hứa trong quá trình tranh cử nhiệm kỳ 1 của mình. Ông Trump nói rằngchính người dân Cuba (chứ không phải quân đội Cuba và các công ty trực thuộc), mới là đối tượng xứng đáng được hưởng những lợi ích từ việc Washington tăng cường quan hệ với La Habana.
Trên tinh thần đó, Mỹ quyết định thay đổi những chính sách với Cuba, theo đó siết chặt các quy định về đi lại, nghiêm cấm công dân Mỹ làm ăn với bất kỳ doanh nghiệp quốc doanh nào có quan hệ với quân đội và lực lượng an ninh Cuba, chấm dứt mọi hoạt động giao lưu nhân dân và chỉ cho phép tiến hành các chuyến đi thăm thân.
Mặc dù ở đa số các quốc gia Nam Mỹ không mặn mà đối với Cuba nhưng hầu hết những người dân Mỹ Latinh coi chính sách 60 năm của Washington đối với La Habana (ngoài hai năm mở cửa dưới thời cựu Tổng thống Obama) là một thất bại và phản đối mạnh mẽ bất kỳ mối đe dọa và trừng phạt mới nào.
Ngoài ra, ông Trump cũngduy trì áp lực lên chế độ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro để giành ưu thế trước Cuba và chặn đứng các bước xâm nhập khu vực gần đây của Nga, Iran và Trung Quốc.
Chắc chắn, những câu nói không thường xuyên của ông Trump như: “Tất cả các lựa chọn đều đang được bàn bạc, và tôi muốn Maduro và các cố vấn hàng đầu của ông nghỉ hưu lâu dài, yên tĩnh, sống trên một bãi biển đẹp ở đâu đó” có thể lôi kéo các cử tri Mỹ cổ vũ, bỏ phiếu trong cuộc chạy đua tổng thống năm 2020. Nhưng chỉ một động thái can thiệp quân sự vào Venezuela cũng có thể làm hỏng tất cả.
Có thể nói, các động thái tiếp cận đối với khu vực Mỹ Latinh có thể là bàn đạp giúp Tổng thống Trump thành công khi ông theo đuổi nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải có những chính sách khôn ngoan tập trung vào khu vực Trung Mỹ và hợp tác chặt chẽ với Mexico mà vẫn không đánh mất lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, ông Trump cũng cần thận trọng đối với các vấn đề về Venezuela, tránh mọi đề nghị về can thiệp quân sự ở đó vàkiềm chế “bắt nạt” các đối tác và đồng minh trong khu vực Mỹ Latinh.
Hoàng Vũ (theo New York Times)