Những kẻ sống phè phỡn trên 'lưng' kiều nữ

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:49, 14/04/2019

“Làm nghề này thì phải vậy thôi anh ơi, không làm tiền đâu mà sống. Lúc đầu trong lòng cũng áy náy, nhưng lâu ngày thì… quen rồi. Nếu tui không làm thì thằng khác sẽ làm, không thể khác được”, X. nói.

Sống khỏe nhờ nhiều mánh khóe kiếm tiền từ tiếp viên

Lúc Nguyễn Văn Tuấn (tên nhân vật được thay đổi)bước vào bàn tiệc, ai cũng tưởng anh chàng 30 tuổi này là 1 doanh nhân trẻ thành đạt: đi xe tay ga đắt tiền, quần áo chỉnh chu, tay cài măng-sết nghiêm túc, giày da bóng lộn, đầu xịt keo láng mướt, ăn nói nhỏ nhẹ lễ phép. Nhưng uống đến lon bia thứ 5 thì Tuấnmới tiết lộ anh ta là 1 trong những tay điều đào karaoke có tiếng ở TP.Mỹ Tho (Tiền Giang). “Cái nghề của tui thực chất là kiếm ăn trên lưng mấy em tiếp viên quán karaoke. Nghề này thất đức, nhưng tiền nhiều, sống khỏe”, Tuấnkhẳng định.

Tuấnkể, sau khi thi rớt đại học, anh chàng từ miền quê huyện Cái Bè đến TP.Mỹ Tho chạy khắp nơi làm đủ thứ nghề để kiếm sống, nhưng luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau vì công việc bấp bênh. 3 năm trước, Tuấnđược 1 người bạn giới thiệu vào làm trong 1 quán karaoke có tiếng ở TP.Mỹ Tho. Lúc mới vào nghề, Tuấnchỉ là anh bồi quèn, chịu trách nhiệm dẫn khách lên phòng hát, mở máy, bưng bê bia rượu, thức nhắm và… đưa mấy em tiếp viên vào phòng theo yêu cầu của khách, mỗi ngày được chủ quán trả công 100.000 đồng.

“Ngày đầu tiên đi làm, sau khi xong 1 phòng hát, mấy em tiếp viên đưa cho tui vài chục ngàn đồng nhưng tui không lấy, vì nghĩ mình đã có tiền boa của khách. Nhưng sau đó tui bị tay quản lý và mấy tay bồi “ma cũ” trong quán mắng té tát, nói quy định của quán là tiếp viên phải nộp tiền bàn, tui không lấy thì… tự móc tiền túi đóng vào”, Tuấnnhớ lại. Sau lần nộp tiền đó, Tuấnđược các bồi bàn đi trước “truyền dạy” toàn bộ những chiêu thức trong nghề chăn dắt các em tiếp viên chân dài phục vụ khách hát karaoke.

Tuấnkể, khi khách vào hát karooke, nếu có nhu cầu “em út phục vụ” thì tay quản lý quán sẽ điều động những tiếp viên đang có mặt ở quán lên phòng hát. Nếu khách đông, quản lý là người trực tiếp gọi điện điều động thêm “đào” từ nơi khác đến phục vụ. Theo quy định trong nghề, mỗi em tiếp viên phục vụ xong 1 phòng hát đều phải đóng 20.000 đồng tiền bàn cho quản lý, không cần biết số tiền tiếp viên được khách boa là bao nhiêu, được điều động phục vụ càng nhiều phòng hát thì số tiền bàn phải nộp càng cao.

“Đến cuối ngày, tay quản lý gom hết số tiền bàn thu được của tiếp viên rồi chia ra cho quản lý và các anh bồi theo tỷ lệ: nếu bồi được 100.000 đồng thì quản lý được hưởng 200.000 đồng, còn 1 phần nộp cho chủ quán. Nhờ nguồn thu tiền bàn của tiếp viên mà từ quản lý đến bồi đều sống khỏe, thu nhập 1 tháng cũng được hơn chục triệu đồng, dù trên thực tế lương của bồi chỉ 100.000 đồng/ngày, lương quản lý chỉ có 200.000 đồng/ngày”, Tuấncho biết.

Theo Tuấn, nếu khách hát karaoke gọi tiếp viên từ nơi khác đến phục vụ mà không thông qua sự điều động của quản lý quán thì khi tiếp viên này ra về vẫn bắt buộc phải nộp tiền bàn như tất cả các em tiếp viên của quán, nếu không nộp thì sẽ bị nhớ mặt, lần sau… đừng hòng bước chân vào quán làm ăn. Ngoài thu nhập từ tiền bàn của tiếp viên, Tuấnvà các tay bồi bàn còn có nguồn thu rất ổn định là hoạt động cho tiếp viên vay tiền trả góp.

Tiếp viên karaoke sẵn sàng chiều khách tới bến hoặc đi khách sạn để tăng thu nhập - Ảnh: Thanh Anh

“Tiếp viên karaoke ở TP.Mỹ Tho phần lớn là người từ các tỉnh khác, thuê nhà trọ, nhưng hiện nay em nào cũng đi xe tay ga đắt tiền, xài điện thoại di động hàng hiệu, quần áo son phấn ngất trời, nhưng tất cả đều từ tiền vay trả góp. Cứ vay 1 triệu đồng thì phải góp 1,2 triệu đồng, trả đến khi nào hết nợ thì thôi. Tụi tui không ép buộc, các em tiếp viên tự nguyện hỏi vay tiền vì nhu cầu mua sắm, trang bị hàng hiệu cho bằng chị bằng em, chứ hầu như không có tiếp viên nào hỏi vay tiền để trang trải cuộc sống khó khăn”, Tuấnnói.

Luật bất thành văn!

Khi rượu đã ngà ngà say, Tuấntiết lộ sau khi lên làm quản lý, trong tay anh ta có hàng trăm số điện thoại của các em tiếp viên chuyên phục vụ karaoke và quen biết hầu hết những người giữ chân quản lý của nhiều quán karaoke có tiếng ở TP.Mỹ Tho. Chính vì vậy mà Tuấnkhẳng định, các em tiếp viên đều ở trong vòng cương tỏa của những tay quản lý karaoke trên địa bàn, phải chấp nhận luật chơi do họ đặt ra và không tiếp viên nào dám phản ứng hoặc bất chấp các quy định bất thành văn trong nghề, nếu muốn còn đất sống.

Theo Tuấn, mỗi quán karaoke đều có 1 dàn tiếp viên riêng và ít khi nào các quán chia sẻ tiếp viên cho nhau vì quy luật cạnh tranh. Nhưng đối với đội ngũ “tiếp viên dạo” không thuộc quyền quản lý của các quán, nếu em nào không chấp nhận đóng tiền bàn thì họ tên, mặt mũi sẽ được quản lý các quán karaoke thông báo cho nhau để “cấm cửa”, xem như em tiếp viên đó hết đường làm ăn.

“Riêng chuyện vay tiền trả góp thì từ trước đến nay hầu như chưa có em tiếp viên nào dám giật nợ, bởi lẽ một khi đã giật nợ thì dù cho các em có trốn về quê nhà tụi tui vẫn có người tìm đến nơi đòi nợ bằng mọi giá. Trên thực tế dù các quy định nộp tiền bàn, vay nợ trả góp chẳng có văn bản giấy tờ gì, nhưng khi đã bước chân vào nghề này thì các em tiếp viên đều chấp nhận cuộc chơi”, Tuấnnói.

Hỏi Tuấnchuyện tiếp viên karaoke chỉ sống bằng tiền boa thì lấy gì trả nợ vay góp, anh chàng cười cười, giải thích: “Tiền boa hiện nay giá sàn chỉ có 200.000 đồng/em, mỗi ngày em nào may mắn mới kiếm được 5 bàn. Nếu gặp khách sộp, chiều chuộng tới bến thì các em kiếm được kha khá. Nhưng muốn đủ tiền trang trải cuộc sống, trả nợ góp thì ngoài tiền boa các em còn sẵn sàng “nhảy dù” (bán dâm - PV) để kiếm thêm thu nhập khi khách có nhu cầu”, Tuấncho biết. Nhưng theo Tuấn, chuyện tiếp viên đi khách sạn vui vẻ với khách thì hiện nay quản lý quán karaoke hầu như không nhúng tay vào.

Tuấnkể, trước đây nhiều tay quản lý karaoke còn kiêm luôn chuyện làm “tú ông” điều tiếp viên đi khách sạn vui vẻ khi khách có nhu cầu. Mỗi lần như vậy quản lý điều đào được tiếp viên “trả thù lao” từ 200.000 - 300.000 đồng. Nhưng hôm tháng 6.2018, toàn bộ dân làm quản lý karaoke ở TP.Mỹ Tho rúng động khi giữa trưa, Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh Tiền Giang) ập vào khách sạn L. ở xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho, bắt quả tang 2 em tiếp viên của quán karaoke T. gần đó đang “vui vẻ” với khách.

Sau khi bị bắt, 2 em tiếp viên khai ra người điều đào đi khách sạn là Trần Quang T., quản lý của quán karaoke T., nên T. cũng bị xộ khám. “Sau sự việc đó, đám quản lý karaoke không còn nhúng tay vào chuyện môi giới mại dâm. Nếu khách có nhu cầu thì cứ tự thỏa thuận với tiếp viên, khi bị bắt thì… ráng chịu”, Tuấnnói.

Theo 1 sĩ quan Công an Tiền Giang, lâu nay đã có nhiều dư luận về chuyện cho vay nặng lãi trong hoạt động karaoke, nhưng các cơ quan hữu trách không thể xử lý vì… không có nạn nhân nào tố cáo. Trong khi đó bà Nguyễn Thụy Thắm, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Long An, cho biết lâu nay tình trạng nhiều phụ nữ trẻ tham gia làm tiếp viên các quán karaoke tươi mát rất đáng lo ngại.

“Những phụ nữ tham gia vào hoạt động này đều còn trẻ, có nhan sắc, phần lớn xuất thân từ nông thôn và hầu hết đều đổ vỡ trong hôn nhân. Họ biện minh vì chén cơm manh áo, không có nghề nghiệp, nên phải dấn thân vào con đường này để kiếm sống, nhưng điều đó không đúng. Tất cả chỉ là do lối sống buông thả, bất cần, đua đòi, không muốn lao động chân chính như những người khác, bởi hàng năm Hội Phụ nữ các cấp đều có các chương trình trợ vốn, dạy nghề và rất nhiều phụ nữ đã có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, thoát nghèo từ những chương trình này”, bà Thắm cho biết.

Thanh Anh

Hùng Anh