Đọc sách: Một nền giáo dục Việt Nam mới
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:00, 28/04/2019
Trong mối bận tâm cao độ về việc kiến thiết một nước Việt Nam mới tân tiến và hiện đại đầu thế kỷ 20,Một nền giáo dục Việt Nam mớiđã ra đời như một cách thực hành quyết liệt để cải cách nền giáo dục nước nhà. Trong bối cảnh hiện nay, những vấn đề nêu ra trong sách vẫn còn nguyên tính thời sự.
“Phải yêu trẻ, phải có tín ngưỡng giáo dục, ấy là hai yếu tố cần thiết bậc nhất của nghề dạy trẻ. Nghề giáo dục là một cấm địa, ai xét mình không đủ hai điều kiện thiết yếu ấy thì chớ có bước vào. Miễn cưỡng bước vào để ‘làm hại con người ta’ là tội nhân của tổ quốc vậy”. Đó là ý kiến rất thẳng thắn được nhà giáo dục Thái Phỉ - Nguyễn Đức Phong viết trong sách của ông.
Một nền giáo dục Việt Nam mới đưa ra một loạttiêu chí, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm xây dựng “một người Việt Nam mới của xã hội Việt Nam mai sau”. Những phác thảo tuy sơ khởi nhưng toàn diện về một nền giáo dục mới đã cho thấy tinh thần nhiệt huyết của một trí thức luôn trăn trởvới thời cuộc. Ôngmong muốn qua cuốn sáchcó thể đánh thức các nhà giáo dục hôm nay không ngừng nhận thức và hành động vì sự nghiệp trồng người cho nước nhà.
“Thật ra thì người ta đã cải cách nhiều rồi, mà việc giáo dục ở đây vẫn chẳng được cải cách gì cả. Vì người ta chỉ làm những việc cải cách bề mặt mà không hề chạm đến cái nguyên lý của sự giáo dục”.
Mặc dù cuốn sách được viết vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, nhưng những vấn đề mà tác giả đề cập đến không chỉ là trăn trở mang tính xã hội thời bấy giờ mà đến tận ngày nay, chúng dường như vẫn còn nóng hổi và ‘kế sách’ cho một nền giáo dục mới của Việt Nam có vẻ như vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.
Sách do Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phát hành trên toàn quốc vào cuối tháng 4.2019
Tiểu Vũ