NTK Minh Hạnh: Nói ‘nón Huế bị cắm sừng’ là xúc phạm Huế
Văn hóa - Ngày đăng : 17:37, 02/05/2019
Trong những ngày qua, dư luận xã hội bàn tánsôi nổi về hình ảnh những cô gái Huế mặc áo dài tím đội nón lá có gắn chữ "HUE" toquá khổ trên đỉnh, diễu hành tại Festival nghề truyền thống Huế 2019 do UBND TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) tổ chức.
Hình ảnh được chụp lại và sau đó lan truyền trên mạng xã hội, kèm theo là những bình luận trái chiều sôi nổi trên nhiều diễn đàn.Không ít người đã dùng những lời lẽ dè bỉu mỉa mai so sánh rằng đó là chiếc sừng của Ngưu Ma Vương-một nhân vật trong truyện Tây Du Ký, hoặc ví von đây là những cô gái Huế bị “cắm sừng”…
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội kèm theo nhiều nhận xét là "nón Huế bị cắm sừng"
Khi chiếc "nón Huế mọc sừng", một số người cũng đã có những bài viết khá dài trên trang cá nhân với những phân tích nhưnói đến Huế là liên tưởng đến xứ sở của tà áo dài tím dịu dàng, những vành nón lá che nghiêng rất đặc trưng thường xuất hiện trong đời thường lẫn trong các lễ hội văn hóa truyền thống.
Huế cũng chính nơi làm ra chiếc nón bài thơ nổi tiếng, một phẩm đặc sắc của cáclàng nghề truyền thống ở đây.Từhàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế nó đã trở thành một đặc sản văn hóa“nón bài thơ”gắn với hình tượng của người con gái Huế. Nón Huế cũng đi vào ca dao tục ngữ“Ai ra xứ Huế mộng mơ/ Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.
Những chiếc nón Huế có chữ "HUE" diễuhành tronglễ tế tổ bách nghệ – lễ rước tôn vinh nghề diễn ra vào chiều tối 29.4 trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019
Sự kiện “những cô gái Huế bị cắm sừng” đã tác động không nhỏ đến tình cảm của những người gốc Huế và cả những người yêu xứ Huế, nênhọ phản ứng với chiếc sừng rất lạ trên chiếc nón Huế cũng là điều dễ hiểu.
Theo một thành viên của BTC Festival nghề truyền thống Huế 2019 cho biết chiếc nónlá có gắn chữ, có ánh sáng nhằm mục đích làm cho Huế rực rỡ, lung linh trong những ngày hội festival. Ý tưởng này là của nhà thiết kế Minh Hạnh.
Trước phản ứng của dư luận, ngày 2.5,NTK Minh Hạnh cũng đã chính thức có phản hồi về ý tưởng này. Bà Hạnh cho rằngđó không phải "cái sừng" như người ta nói màchữ"HUE"được thiết kế vớikích cỡ to, rõ ràng, không phải một tạo hình mang tính biểu trưng, không trừu tượng mà nhằm vào mục đích làm cho lễ hội trở nên lung linh hơntrong đêm.
Theo NTK Minh Hạnh, đây là công nghệ đèn led được sử dụng rất phổ biếntrong nghệ thuật biểu diễn. Cụ thể ở đây chữ"HUE" trên nónđược làm bằng chất liệu format, màu tím, xung quanh trang trí đèn led và được gắn lên trênchiếc nón; quanh vành nón lớn nhất cũng được trang trí bằng công nghệ này.
"Không hiểu vì sao nhiều người nhìn ra đó là cái sừng, chuyện này hơi lạ.Cái gì mới cũng cảm thấy lạ, tạo hình làm sao là cái sừng được... Tại sao họ không hiểu đó là một vương miện cho Huế? Người ta nói vậy thì xúc phạm luôn Huế rồi và tự làm cho Huế thấp kém đi. Nhưng người ta nghĩ thế thì mình cũng phải lắng nghe" – NTK Minh Hạnh phát biểu với báo chí.
Đến nay ngoài NTK Minh Hạnh đã giải thích thì vẫn chưa cóngười trongBTC lên tiếng.
Tiểu Vũ