Vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Mỗi trường hợp nâng điểm nhận 'tiền công' 1 tỉ đồng

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 11:33, 25/05/2019

Về vụ gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT 208 tại Sơn La, ngày 24.5 Công an tỉnh Sơn La đã đề nghị truy tố 8 bị can về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ. Trong đó có 6 cán bộ thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La và 2 cán bộ công an.

Nhận hàng tỉđồng để nâng điểm cho 44học sinh thuộc diện "con cháu"

Cơ quan chức năng xác định ông Trần Xuân Yến,cựu Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn Lalà người phụ trách việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, cũng là người có chức vụ, quyền hạn lớn nhất trong vụ án này tính đến nay. Tại cơ quan điều tra, ông Yến có khai nhận được sự gửi gắm 8 trường hợp nhờ nâng điểm.

Cụ thể theo lời khai của ông Yến, trong ngày 28.6.2018, ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn Lagọi ông Yến đến phòng làm việc của ông Đức. Tại đây, ông Đức đưa cho ông Yến hai tờ giấy ghi thông tin cá nhân của 8 thí sinh nhờ nâng điểm kèm theo "đặt hàng".

Ngoài ra, ông Yến cũng nhận lời giúp đỡ nâng điểm cho 4 thí sinh khác theo lời nhờ vả của Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La. Sau khi có thông tin của 13 thí sinh, ông Yến tổng hợp thành một danh sách, trong đó ghi rõ họ tên thí sinh, số báo danh, địa điểm thi, các môn thi cần nâng điểm, các mã đề, tổng số điểm cần phải đạt được của từng thí sinh.

Kết quả điều tra cũng cho thấy ngoài ông Trần Xuân Yến nhận giúp 13 thí sinh, bà Nguyễn Thị Hồng Nga nhận giúp 16 thí sinh. Bị can Đặng Hữu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, TP.Sơn La) nhận giúp 4 thí sinh. Bị can Lò Văn Huynh, Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng) nhận giúp 7 thí sinh. Còn các trường hợp khác mỗi người nhận nâng điểm cho 1-2 thí sinh. Về "chi phí" để giúp rút bài sửa nâng điểm, có bị can khai để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp "giá" là 1 tỉ đồng.

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La nói ông Yến khai"bố láobố lếu"

Ngay sau khi ông Trần Xuân Yến khai tại cơ quan điều tra là có nhận "đơn đặt hàng" từ Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, phóng viên đã liên lạc với ông Hoàng Tiến Đức - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, người đã được cho là chỉ đạo cho ông Yến nâng điểm cho 8 thí sinh theo sự nhờ vả. Ông Đức khẳng định thông tin này là "hoàn toàn sai sự thật, bố láo bố lếu".

Theo danh sách 44 thí sinh được sửa điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 có tới 12 trường hợp là con em các cán bộ đang công tác trong ngành GD-ĐTtỉnh này. Trong số này có con một lãnh đạo Sở GD-ĐT,con Trưởng phòng giáo dục trung học, con một số chuyên viên của Sở GD-ĐT, con hiệu trưởng, con giáo viên một số trường THPT trên địa bàn, ngoài ra còn nhiều thí sinh là con em lãnh đạo thành phố, huyện, cán bộ thuế...

Cơ quan công an làm rõ về động cơ sửa bài thi, điểm thi của các bị can trong vụ án; cách thức các bị can thực hiện việc sửa bài thi, điểm thi của từng thí sinh; mức độ can dự của từng cá nhân trong đường dây gian lận thi cử có tổ chức này.

Theo cơ quan công an, kết quả điều tra trên mới chỉ là giai đoạn 1 vụ án gian lận thi cử tại tỉnh Sơn La. Trong giai đoạn 1 này, cơ quan điều tra mới chỉ tập trung làm rõ hành vi của 8 bị can xoay quanh việc sửa điểm bài thi trắc nghiệm cho 44 thí sinh và sửa điểm bài thi tự luận (môn ngữ văn) cho một số thí sinh khác, cũng như sự tiếp tay của 2 cán bộ công an.

Cơ quan công an cũng cho biết với lời khai chi tiết của bị can Trần Xuân Yến về vai trò của ông Hoàng Tiến Đức trong vụ án, cơ quan điều tra sẽ có nhiều việc phải làm trong giai đoạn 2 của vụ án, trong đó cần thiết phải xem xét khởi tố điều tra đối với cá nhân này, cũng như làm rõ vai trò của một số trung gian "nhờ vả" nâng điểm và số phụ huynh liên quan tới việc nâng điểm.

Dạ Thảo

Haiyen