Phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi bằng cách nào?
Sự kiện - Ngày đăng : 17:23, 02/06/2019
Theo thống kêmới nhất của Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 49 tỉnh, hơn 300 huyện, hơn 3.000 xã với hơn 2 triệu con heo phải tiêu hủy.
Tại khu vực phía Nam, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Hậu Giang vào ngày 11.4, đến nay đã lây lan đến 13 tỉnh, thành gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Cần Thơ và Bạch Liêu.
Như vậy, trong những ngày gần đây, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long liên tục xuất hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi, sau Cà Mau thì tiếp tục ngày hôm qua (1.6) tỉnh Bạc Liêu cũng đã xuất hiện một ổ dịch tả lợn châu Phi ở ấp B1, xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi), nâng tổng số tỉnh, thành ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có dịch tả lợn châu Phi lên con số 10.
Đây là thiệt hại vô cùng lớn đối với ngành chăn nuôi và còn có nguy cơ lây lan ra nhiều địa phương khác, nhất là TP.HCM, khi dịch tả lợn châu Phi đang “bủa vây” thành phố này.
Dù biết rằng, bệnh tả lợn châu Phi không lây sang người, và không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng thịt heo. Tuy nhiên, sự lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh nàyvà một khi heo đã mắc bệnh tả lợn châu Phi thì chắc chắn con heo đó phải chết đã khiến cho những người chăn nuôi cảm thấy hoang mang, vì nó không những gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường sống.
Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND, gây bệnh cả heo rừng và heo nhà, gây bệnh trên mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm, thời gian lưu hành bệnh lâu và công tác phòng chống dịch trên đàn gia súc gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, việc ngăn chặn sự lây lan và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này là rất khókhăn và phức tạp.Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP cho biết bệnh tả lợn châu Phi có triệu chứng và bệnh tích thể hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh dịch tả, tai xanh; lỡ mồm long móng, giả dại; circovirus…đối với người chăn nuôi của nước ta.
Do đó, giải pháp phòng bệnh tả lợn Châu phi do vi rút gây ra đòi hỏi công tác phòng chống dịch phải quyết liệt, nghiêm ngặt, tuân thủ các quy định, quy trình đảm bảo từng khâu, từng giai đoạn, từng địa phương.
Trong đó, tập trung tăng cường sát trùng chuồng trại, hộ chăn nuôi, phương tiện chuyên chở động vật cả bên trong và bên ngoài, khu vực xử lý động vật bệnh.
Cổng xuất và nhập động vật phải có hố sát trùng, máy phun sát trùng, thuốc sát trùng... Hạn chế tối đa nhân viên ra vào khu vực nuôi gia súc, khi ra vào khu vực chăn nuôi phải được theo dõi, cách ly đúng quy định.
Nhập xuất gia súc phải có nguồn gốc ràng, có khu cách ly, theo dõi đúng thời gian quy định. Có biện pháp diệt côn trùng trong và ngoài khu vực nuôi gia súc như: chuột, chim...
“Công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi phải đồng bộ, quyết liệt, kịp thời và xử lý gọn tại nơi mới phát ổ dịch”, bà Lan nhấn mạnh.
Hồ Quang