Món quà của yêu thương-Những câu chuyện về kỹ năng sống cho trẻ

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 19:24, 15/06/2019

"Món quà của yêu thương - Những câu chuyện về kỹ năng sống cho trẻ" là cuốn sách của cô giáo mầm non Hồ Xuân Đà. Cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng nhiều thông điệp nhân văn và có thể giúp ích cho các giáo viên mầm non, các gia đình có con nhỏ, các bậc cha mẹ hiểu thêm về thế giới trẻ thơ để từ đó đưa ra những phương pháp giáo dục tốt nhất.

“Tôi là một cô nuôi dạy trẻ, hàng ngày gắn bó với trẻ thơ, sống chung với nét hồn nhiên của tiếnghát lời ca, cộng hưởng những cảm giác chợt vui, chợt buồn của các bé. Là một người mẹ, tôi đã nhận ra những đôi mắt, như tia nắng đầu tiên của mặt trời bắt đầu ngày mới, những tâm hồn như tờ giấy trắng để mỗi ngày, viết lên những điều mới mẻ. Trẻ em cần phải được nuôi dạy và lớn lên trong vòng tay hạnh phúc của toàn xã hội. Sự chăm sóc, vun đắp cho những mầm non lớn lên là nhiệm vụ của gia đình và nhà trường làmột sự kết hợp cần thiết nhất”.

Đó là những gì mà cô giáo Hồ Xuân Đà,tác giả của cuốn sách Món quà của yêu thương - Những câu chuyện về kỹnăng sống cho trẻ chia sẻ về tác phẩm của mình.

Tập sáchchỉ vọn vẹn 200 trang vớitrên 40 câu chuyện về kỹ năng sống và những bài học cho các bậc phụ huynh hiểu thêm về đời sống tâm lý của trẻ, và từ đó giáo dục các em bằng tình yêu thương từ chính gia đình của mình. Tác giả - cô giáo mầm non Hồ Xuân Đà đã rất tâm huyết quan sát trẻ từ ngay chính môi trường mình đang giảng dạy. Góc nhìn đầy yêu thương đó đã được Hồ Xuân Đà tích lũy trong nhiều năm và viết thành những câu chuyện cảm động nhưng cũng đầy tinh thần đầy trách nhiệm.

Cuốn sách Mónquà của yêu thương – Những câu chuyện về kỹnăng sống cho trẻ

Xuyên suốt tác phẩm là những trăn trở của tác giả về việc nuôi dạy trẻ khi những trò chơi dân gian, không gian dành cho tuổi thơ dần dần bị quên lãng và được thay thế bằng những trò chơi hiện đại trong thời công nghệ số. Từ đó, thế giới hồn nhiên của trẻ nhỏ bị bó hẹp trong căn phòng với những tiện nghi hiện đại, thế giới của trẻ chỉ còn lại là màn hình tivi, là game online. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho thế giới tuổi thơ của các em không còn sự tương tác bạn bè, làng xóm láng giềng, với thế giới thật bên ngoài đầy sinh động...

Suy tư đó khôngchỉ riêng đối với tác giả mà còn là vấn đề chung mà toàn xã hội đang quan tâmlo lắng, nhưng làm cách nào để giúp trẻ em thoát ra được thế giới nhỏ trong căn phòng với những trò chơi điện tử là điều không phải bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể làm được. Bằng kinh nghiệm nhiều năm nuôi dạy trẻ, tác giả chỉ ra trong nhiều câu chuyện trong tác phẩm nhưLàm bạn cùng con, Ngắm con chơi năm mười, Con đi trại hè... Mỗicâu chuyện một nội dung khác nhau nhưng có cùng chung một thông điệp: Chamẹ hãy cùng việc làm việc, cùng trò chuyện với con, hãy coi connhư một người bạn của mình. Bản thân những người mẹ trẻ cũng cần bỏ chiếc điện thoại xuống để quan tâm con cái nhiều hơn.

Cô giáo - nhà văn Hồ Xuân Đà - tác giả của cuốn sách Mónquà của yêu thương - Những câu chuyện về kỹnăng sống cho trẻ

Theo kinh nghiệm của cô giáo Hồ Xuân Đà, trẻ em, nhất là độ tuổi mầm non thường thích tìm tòi khám và hiếu động, trong khi đầu óc non nớt của trẻ chưa nhận thức được đúng - sai, vì vậy việc định hướng cho trẻ là điều cần được quan tâm, nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta “kiểm soát một cách toàn diện” mà hãy để cho trẻ tự do trong thế giới của mình, người lớn nên hòa mình vào thế giới của chúng, từ đó dần dần mới cho trẻ nhận thức được điều gì cần làm và điều gì cần tránh.

Nói về ý tưởng viết cuốn sách này, tác giả Hồ Xuân Đà cho biết:“Tôi đến với việc viết nên cuốn sách này như một định mệnh buộc tôi phải hoàn thành. Đó là năm học 2016-2017, khi tôi bắt đầu viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi”. Tôi đã nhận ra việc viết những câu chuyện thật thực tế hàng ngày trong sinh hoạt của trẻ, những câu chuyện để chia sẻ đến phụ huynh, đến chị em đồng nghiệp, để việc dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt được giá trị cao hơn. Có những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng xảy ra rồi, lại trở nên phức tạp. Hãy cứ nghĩ xem, một em bé 3 tuổi nghịch viên đất nặn bé xíu, tiện tay nhét vào mũi. Nếu chúng ta không biết thì chuyện gì sẽ xảy ra? Hoặc em bé đó dùng sợi dây thun buộc nhiều vòng vào ngón tay, chúng ta không phát hiện sẽ như thế nào? Với trẻ con, chúng ta không thể nói: 'Phải chi tôi để ý hơn, phải chi tôi cẩn thận hơn...'khi mọi chuyện đã rồi”.

Món quà của yêu thương - Những câu chuyện về kỹnăng sống cho trẻ được NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành vào đầu tháng 6.2019,Tháng hành động vì trẻ emNgày gia đình Việt Nam 28.6.

Tiểu Vũ

Tiểu Vũ