Clip Công ty địa ốc Alibaba bị tố lừa đảo, giả chữ ký, khủng bố khách đòi lại tiền
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 09:48, 27/06/2019
Xem thêm:Thực hư clip chàng sinh viên chạy xe ôm bị mỹ nữ ở Hà Nội quỵt 200 ngàn?
Danh tính nữ thiếu úy công an đẹp hút hồn phát nước cho thí sinh ở Nghệ An
Kẻ lưu manh lấy 3 cây nhang giá 150 ngàn gần chùa bà Châu Đốc còn chửi phụ nữ
Nông dân bị trộm 7 con dê, mua 2 con chó giữ nhà cũng bị đạo tặc lấy mất
Tóm kẻ trộm đồ lót liên tục làm người đẹp Quảng Ninh không còn cái để thay
Bị tố lừa đảo, giả chữ ký, khủng bố khách đòi lại tiền
Theo VTV, luật sư Trần Minh Cường (Đoàn luật sư TP.HCM)đang tư vấn cho nhiều nạn nhân khởi kiệnCông ty Alibabavì khi đóng, tiền được yêu cầu chuyển vào tài khoản cá nhân chứ không phải công ty, đến khi thanh lý hợp đồng nhiều tháng vẫn không đòi được tiền theo cam kết. Thậm chí, có trường hợp khách hàng đòi rút tiền, Alibaba có dấu hiệu làm giả chữ ký để tự ý thay khách hàng tái đầu tư vào các dự án khác của chính công ty này.
Cụ thể hơn, bà Làm A Lìn (ngụ 325/22G đường Bạch Đằng, P.15, quận Bình Thạnh, TP.HCM) gửi đơn đến tòa án, công an và liên tục lên làm việc vớiCông ty Alibabatừ mấy tháng nay nhưng vẫn không lấy lại được tiền.
Bà Làm A Lìn cho biết ngày 26.7.2018 ký kết hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng 1 nền đất với Công ty cổ phần bất động sản Chiến Thắng và ký kết hợp đồng quyền chọn ngày 26.7.2018 với Công ty cổ phần địa ốc Alibaba để mua lô đất tại dự án Alibaba Center City 5 tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngay sau khi ký hợp đồng, bà đã thanh toán 95% giá trị lô đất với tổng số tiền hơn 452 triệu đồng cho Công ty Alibaba. Theo hợp đồng, bà được Công ty Alibaba cam kết lợi nhuận 12% sau 6 tháng. Nghĩa là chậm nhất đến ngày 26.1.2019, Công ty Alibaba sẽ phải thu mua lại nền đất này với lãi suất thỏa thuận.
Song, kể từ ngày đến hạn đến nay bà đã nhiều lần liên hệ với Công ty Alibaba nhưng đều nhận được sự thoái thác và không có thiện chí giải quyết.
“Tôi thấy công ty không rõ ràng nên không đầu tư nữa, quyết thanh lý hợp đồng, lấy lại tiền. Trong quá trình đòi tiền, tôi phát hiện thêm Công ty Alibaba lập một hợp đồng tôi tái đầu tư 7 lô đất khác ở Đồng Nai nhưng đó là hợp đồng giả. Công ty Alibaba đã cho người giả chữ ký của tôi, nên tôi đã kiện Công ty Alibaba ra tòa và tố cáo đến công an”, bà Làm A Lìn cho hay.
Tương tự, ông Nguyễn Phú Quý (ngụ ấp 3, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cũng ký kết hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng 3 nền đất số LK 13 - ô số 14-15 và 17 thuộc dự án Alibaba Center City 5 cuối năm 2018.
Nguyễn Phú Quý cũng đã thanh toán 95% giá trị 3 lô đất với số tiền gần 1,2 tỉ đồng cho Công ty Alibaba với cam kết sau 6 tháng công ty này phải trả lại toàn bộ tiền gốc và lãi cho ông. Đến nay, sau nhiều lần liên hệ với Công ty Alibaba, ông Nguyễn Phú Quý đều nhận được sự thoái thác hoặc hẹn tới hẹn lui, không giải quyết.
“Mình thấy họ lấy vốn của mình và kéo dài thời gian, lấy vốn của mình để xài vào việc khác. Mình có cảm giác bị lừa và nhiều lần đế gặp Phó tổng Trang Chí Linh, luật sư của Công ty Alibaba nhưng không có kết quả và giải thích cho mình hài lòng. Mình rất là lo lắng tất cả những ai giống trường hợp của mình thì hãy nói lên để giúp mình lấy lại tiền vốn lẫn lời vì số tiền mình bỏ ra đã hơn 1,2 tỉ đồng”, ông Nguyễn Phú Quý chia sẻ.
Chị Trần Ngọc Hiền (quận Phú Nhuận, TP.HCM) sau 1 năm theo đuổi đã đòi lại được 150 triệu đồng tiền gốcmua đấttừ Công ty Alibaba nhưng tuyệt nhiên không có đồng lãi nào.
"Khi lấy được tiền rồi, nó cũng không buông tha nữa. Nó kêu đội ngũ nhân viên của nó, dưới trướng 2 thằng sale đó, khủng bố, tạo nick Facebook ảo để bôi nhọ danh dự gia đình và con cái",chị Trần NgọcHiền nói thêm.
Theo Thanh Niên Online, ông Ngô Văn Hà (ngụ phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM) kể ký hợp đồng thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất để mua 3 lô đất trong dự án Tóc Tiên Residence và Alibaba Phú Mỹ Central City ở TP.Vũng Tàu, với số tiền hơn 1 tỉ đồng, đã thanh toán 95%. Cả 3 hợp đồng đều ký theo hình thức chọn thu lại cả gốc lẫn lãi sau 6 tháng với lãi suất 12%. Song sau khi đã tới thời hạn, phía Công ty Alibaba không thực hiện đúng theo nội dung đã giao kết trong hợp đồng là thanh toán cả gốc và lãi.
Sau nhiều ngày lặn lội tới trụ sở Công ty Alibaba làm lớn chuyện, họ mới cho thanh lý cho ông 2 lô nhưng chỉ được lấy lại tiền gốc. Riêng lô thứ 3 Công ty Alibaba bắt ông tái đầu tư vào lô đất khác.
“Tôi đã nộp đơn đến công an để tố cáo lừa đảo, nhưng công an trả lời đây là tranh chấp dân sự nên trả đơn lại. Do không được bảo vệ nên tôi phải tiếp tục đầu tư 1 lô đất khác với số tiền 300 triệu đồng trong vòng 1 năm”, ông Ngô Văn Hà cho biết.
Công ty Alibabathu được bao nhiêu tiền của khách từ các dự án "ma" ở Bà Rịa - Vũng Tàu?
Năm 2018, Alibaba đầu tư nhiều dự án tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xây dựng hạ tầng và rao bán. Tỉnh này nhiều lần xử phạt, gắn biển cảnh báo dự án "ma". Đỉnh điểm là ngày 14.6.2019, chính quyền địa phương đã tổ chức cưỡng chế, trả lại hiện trạng ban đầu.
Câu hỏi là Công ty Alibaba đã thu được bao nhiêu tiền từ các khách hàng? Theo bảng giá đất của chính quyền xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giá đền bù đất nông nghiệp cao nhất, đồng nghĩa ở khu vực 1 chỉ khoảng 100.000 đồng/m2. Theo khảo sát, giá mua bán ngoài thị trường cũng tại khu vực này từ 1 - 1,2 triệu đồng. Trong khi đó, giá bán trong dự án của Alibaba tại đây được ghi trên hợp đồng là 3,7 triệu đồng/m2, gấp 3,7 lần giá thị trường và 37 lần giá đền bù.
Thực tế, đất gọi là dự án cũng không khác gì đất nông nghiệp, vì không được phép xây dựng nhà cửa.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi bị bắt tạm giam vì chỉ đạo đập xe múc,Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (Giám đốc Văn phòng luật của Công ty địa ốc Alibaba) khai nhận công ty nàyđã hợp tác với 5 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đồng Nai để kiếm khách hàng phân phối chuyển nhượng quyền sử dụng đất của 7 dự án trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Căn cứ vào việc hợp tác trên, từ ngày 23.4.2017 - 9.10.2018, Công ty địa ốc Alibaba đã triển khai 7/8 dự án, thu về hơn 770 tỉ đồng.
Điều đáng nói, những dự án trên đều đứng tên cá nhân là chủ đất, nhưng khi được Công ty địa ốc Alibaba phân phối thì có tên gọi là các dự án Alibaba Tân Thanh Center City từ 1 - 6 và dự án Alibaba Phú Mỹ Central City. Đơn cử, dự án Alibaba Tân Thành Center City 3 tại xã Sông Xoài mà Công ty Alibaba phân phối 161 nền và đã thu gần 40 tỉ đồng là của cá nhân ông Nguyễn Thái Lực làm chủ đất. Ngày 19.3.2019, ông Nguyễn Thái Lực làm hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho bên nhận góp vốn là Công ty Alibaba với mục đích “để trồng cây lâu năm theo đúng mục đích sử dụng đất trong sổ đỏ, không sử dụng đất vào mục đích khác”, nhưng lại trở thành đất nền để công ty này phân phối cho khách hàng.
Dự án Alibaba Tân Thành Center City 5 (xã Tóc Tiên) cũng do ông Nguyễn Thái Lực đứng tên chủ sở hữu đất hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho bên nhận góp vốn là Công ty Alibaba với mục đích tương tự, nhưng sau đó công ty này cũng làm đơn vị phân phối nền.
Tương tự, khu đất rộng gần 9 ha do ông Trịnh Minh Pháp làm chủ sở hữu góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho Công ty Alibaba để trồng cây lâu năm được gọi là dự án Alibaba Phú Mỹ Central City để công ty này phân phối 624 nền, tổng trị giá gần 256 tỉ đồng, đã thu hơn 177 tỉ đồng...
Ngày 25.6, một lãnh đạo Văn phòng Đăng lý đất đai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay tháng 3.2019, đơn vị này có nhận giải quyết hồ sơ nhận góp vốn của 3 cá nhân là ông Nguyễn Thái Lực, ông Trịnh Minh Pháp, Nguyễn Thái Lĩnh vào Công ty Alibaba bằng quyền sử dụng đất.
Do Công ty Alibaba không có dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định mà nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của những cá nhân trên nên đơn vị này không giải quyết, trả lại hồ sơ.
Alibaba kinh doanh theo mô hình Ponzi?
Theo trang Cafeland, Ponzi là mô hình kinh doanh rất nổi tiếngđược đặt theo tên Charles Ponzi. Ông nổi tiếng với việc áp dụng mô hình này trong năm 1920. Ponzi đã huy động tiền với lãi suất cao, dùng tiền của những người đến sau trả cho chính mình và những người đến trước.
Vụ án nổi tiếng gần đây nhất là Bernard Lawrence Madoff, nguyên Chủ tịch của sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Bernard Lawrence Madoff sáng lập hãng Bernard L. Madoff Investment Securities LLC ở phố Wall vào năm 1960 và là chủ tịch hãng này đến ngày 11.12.2008, khi bị bắt và bị buộc tội gian lận tài chính.
Trước hôm bị bắt, Madoff đã thú nhận với một số nhân viên cấp cao rằng thực ra công ty của ông về cơ bản là một mô hình Ponzi khổng lồ. Vụ gian lận liên quan đến Madoff được ước tính gây ra thiệt hại lên tới 50 tỉ USD tiền mặt và chứng khoán cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng tại Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ, Italia, Hà Lan, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã mất hàng tỉ USD Mỹ trong vụ lừa đảo này.
Trên thực tế, mô hình Ponzi không xa lạ với đời sống chúng ta. Có hàng chục vụ “vỡ hụi” với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng được phanh phui vừa qua là ví dụ điển hình. Cao cấp hơn, tinh vi hơn trong việc áp dụng mô hình Ponzi chính là vụ lừa đảo liên quan đến đồng tiền ảo như IFan đã khiến 32.000 người sấp bẫy với tổng thiệt hại hơn 15.000 tỉ đồng. Đặc biệt, nhiều mô hình kinh doanh đa cấp cũng là một kiểu Ponzi rất tinh vi.
Một hệ thống kinh doanh Ponzi có thể duy trì khá lâu và tinh vi, nhưng chắc chắn sẽ sụp đổ vì bản chất của nó không tạo được giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Một khi số tiền huy động được từ khách hàng mới không đủ trả lãi suất và gốc cho khách hàng cũ đến hạn, đồng thời chi phí vận hành hệ thống thì dòng tiền bị thiếu hụt và mô hình sẽ sụp đổ.
Những đặc trưng của mô hình Ponzi là phải lớn rất nhanh, liên tục chiêu dụ khách hàng mới, lãi suất càng cao thì sụp đổ càng nhanh.
Xét các đặc trưng đó cho thấy, dường như Alibaba đang hoạt động theo kiểu Ponzi khá tinh vi. Công ty liên tục thông báo thu mua lại hợp đồng mua bán đất với khách hàng với lãi suất trung bình từ 2,5 đến 3% mỗi tháng. Mức lãi suất này cao hơn 4-5 lần so với lãi suất tiền gửi ngân hàng và cao hơn 3-4 lần lãi suất đi vay ngân hàng. Như vậy, khách hàng của Alibaba nhận được một mức lợi nhuận rất hấp dẫn ngay cả khi đất không tăng giá hoặc pháp lý lô đất gặp trục trặc.
Nhiều khách hàng của Alibaba tự hào vì đầu tư khôn ngoan kiếm tiền dễ dàng, còn Alibaba thì tự hào vì đây là mô hình thông minh huy động được rất nhiều tiền từ xã hội.
Theo lẽ thông thường, mô hình kinh doanh Ponzi chắc chắn sẽ sụp đổ. Tuy vậy, thời gian sụp đổ tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố nội tại lẫn môi trường xung quanh.
Công ty Madoff đã sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau hàng chục năm tồn tại. IFan nhanh chóng sụp đổ chỉ sau một vài năm với số lượng người dính bẫy khổng lồ lên đến 32.000 khi các đồng tiền kỹ thuật số giảm giá. Trong vụ Madoff, ngay cả những ngân hàng hàng đầu thế giới cũng bị lừa. Với vụ IFan cũng có những đại gia có tài sản hàng chục tỉ đồng nhưng không đủ khôn ngoan để “kịp chạy”.
Trở lại trường hợp của Alibaba. Có thể thấy đây là một mô hình kinh doanh kỳ lạ. Họ sẵn sàng bán đất thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường và cam kết mức lợi nhuận rất cao. Đây thực chất là một chiêu huy động vốn từ khách hàng. Nếu thực sự công ty này đang kinh doanh và có vốn thực 5.600 tỉ đồng như công bố, chắc chắn họ sẽ không huy động vốn từ khách hàng với lãi suất 3% mỗi tháng.
Trên thực tế, Alibaba rất ít khi bàn giao sổ đỏ cho khách hàng như cam kết. Chủ yếu hết thời hạn cam kết giao sổ đỏ họ “thu mua lại” hợp đồng. Nhờ giá nhà đất liên tục tăng trong thời gian qua nên Alibaba có thể tiếp tục bán những lô đất này cho thêm nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó, để có dòng tiền thì công ty cũng không ngừng mở rộng kinh doanh các dự án mới. Tổng số dự án hiện nay Alibaba công bố đã hoặc đang mở bán lên đến 47 dự án với gần 20.000 sản phẩm. Dòng tiền mới này có thể đảm bảo cho Alibaba trả cho những hợp đồng “đáo hạn”.
Song chắc chắn mô hình kinh doanh này sẽ không tồn tại được lâu. Từ mức giá ban đầu khá thấp nhưng với mức cam kết tăng ít nhất 28% mỗi năm thì chỉ sau vài năm giá “đất ảo” mà Alibaba bán sẽ tiệm cận mức giá thị trường.
Lúc đó, với tình trạng pháp lý không rõ ràng, chênh lệch lợi nhuận kém hấp dẫn Alibaba sẽ không thể tiếp tục sang tay cho nhà đầu tư đến sau. Việc phát triển dự án mới của Alibaba chắc chắn gặp khó khăn khi mà thị trường bất động sản đang chững lại. Do đó, Alibaba sẽ thiếu hụt dòng tiền trả cho những hợp đồng đáo hạn. Lúc đó, toàn bộ mô hình Ponzi của địa ốc Alibaba sẽ sụp đổ. Vấn đề là khi nào?
Với hiện trạng của thị trường bất động sản hiện nay, nguồn lực để đẩy Alibaba đi lên có thể nhanh chóng cạn kiệt. Trong khoảng thời gian 1 đến 1,5 năm nữa, khi mà các hợp đồng của 20.000 sản phẩm công ty này đã bán “đáo hạn”, bất động sản ngừng tăng thìcó lẽđó cũng là thời điểm kết thúc của địa ốc Alibaba.
Nếu kịch bản này xảy ra, không ít nhà đầu tư ôm hận tương tự như những tín đồ tiền ảo IFan.
Xem thêm:Nguyễn Thái Luyện đòi ủi nhà Chủ tịch thị xã Phú Mỹ, Nguyễn Huỳnh Tú Trinh khai gì?
Nguyễn Thái Luyện xin lỗi muộn màng, có thể đi tù vì nhục mạ công an và chủ tịch xã
Phạt người tiểu bậy ở thang máy 1-3 triệu, sao chỉ phạt kẻ sàm sỡ phụ nữ 200 ngàn?
Bố dẫn con gái vào phòng tắm nữ hồ bơi ở TP.HCM còn sửng cồ khi bị phản ánh
Cô bé 15 tuổi tố chủ tiệm tóc 56 tuổi ở Jamona City dùng vũ lực hôn ngực, vùng kín
Truy lùng kẻ lợi dụng Phật giáo khiến 4 cô gái mắc bệnh tình dục, quay clip sex tống tình
Quái xế tông chết 2 người đi bộ ở Vũng Tàu, gái xinh bình luận vô cảm gây phẫn nộ
Nam sinh TP.HCM bị tố nghiện sex, lộ clip sàm sỡ bạn nữ ở trường THPT
Nhân Hoàng (tổng hợp)