Chùa Cầu Hội An xuống cấp trầm trọng cần khẩn cấp bảo vệ
Văn hóa - Ngày đăng : 06:32, 05/07/2019
Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có cuộc họp với UBND thành phố Hội An để bàn về tình trạng hiện nay của di tích chùa Cầu - một biểu tượng văn hóa lịch sử độc đáo tại phố cổ Hội An.
Theo kết luận của UBND tỉnh Quảng Nam, di tích chùa Cầu đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng nhưng các cơ quan quản lý văn hóa của thành phố Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam vẫn chưađưa ra được giải pháp tu bổ phù hợp và hữu hiệu để đảm bảo sựổn định lâu dài của di tích văn hóa lịch sử quý giá này.
Chùa Cầu một điểm đến của du khách trong và ngoài nước
Theo ông Trần Văn Tân - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc cần xác định chống xuống cấp cho di tích chùa Cầu là vấn đề cấp bách, cần phải tiến hành khẩn cấp.
Theo xác định của UBND tỉnh Quảng Nam, việc trùng tu chùa Cầu phải thực hiện một cách toàn diện bao gồm cả phần mái, phần cầu và phần móng nhằm đảm bảo sự ổn định bền vững, lâu dài của di tích.
Việc trùng tu di tích chùa Cầu được tỉnh Quảng Nam giao cho UBND TP.Hội An làm chủ đầu tư. Phía UBND TP.Hội An lên kế hoạch và đề xuất các phương án tu bổ, chọn đơn vị tư vấn có chuyên môn, kinh nghiệm để lập dự án sau đó báo cáo cho UBND tỉnh và đưa ra Hội đồng Nhân dân tỉnh xem xét trước ngày 3.10. Sau khi được Hội đồng Nhân dân tỉnhthông qua, tỉnh Quảng Nam sẽ đề nghị Bộ VH-TT-DL thẩm định để chọn phương án phù hợp nhất thực hiện
Từ bên trong chùa cầu nhìn ra phố cổ
UBND tỉnh Quang Nam cũng đặc biệt lưu ý UBNDTP.Hội An phải xác định đây là công trình có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, là điểm đến không thể thiếu của du khách, là tình cảm và sự gắn bó mật thiết của nhân dân Hội An đối với chùa Cầu...
Mỗi ngàycó hàng ngàn người qua lại trên chùa Cầu
Trong quá trình lập dự án, yêu cầu đặt ra là phải giải quyết tổng thể các vấn đề liên quan đến chất lượng, độ bền vững, tính chân xác của di tích, sự quan tâm đặc biệt của người dân và du khách, kể cả của báo chí.
Chùa Cầu có khung bằng gỗ mái lợp ngói cổ đã xuống cấp
UBND mời các chuyên gia về công tác bảo tồn, tu bổ di tích trong và ngoài nước để tham vấn; lấy ý kiến các chuyên gia đầu ngành, các bên liên quan, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội…
Sau khi dự án được phê duyệt, UBND TP.Hội An tổ chức họp báo và họp dân 2 phường Minh An, Cẩm Phô công khai thông tin để người dân, các cơ quan báo chí biết, tạo sự đồng thuận, cùng nhau đồng hành, hỗ trợ trùng tu di tích.
Phần móng và chân chùa Cầu dầm dưới nước bịô nhiễm
UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Sở VH-TT-DL tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán phần việc đã hoàn thành trong dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Cầu theo đúng chỉ đạo của tỉnh. Đồng thời, tích cực phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn UBND TP.Hội An trong quá trình lập, thẩm định, trình phê duyệt Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích chùa Cầu theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Chùa Cầu Hội Anđược các thương nhân ngườiNhật Bảngóp tiền xây dựng vào khoảngthế kỷ 17, vì thế người dânđịa phương gọilàcầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại.
Năm1719, chúaNguyễn Phúc ChuthămHội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa".
Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm1817,1865,1915,1986và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Hoa.
Tháng 2.1990, chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.
Hiện nay, chùa Cầu đang bịxâm thựcbởi kênh nước thải hôi thối bên dưới cầu,có nguy cơ bị lún nghiêng và đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.