Cover 'Độ ta không độ nàng' và bài học từ vụ Noo Phước Thịnh bị nhạc sĩ Mỹ kiện

Văn hóa - Ngày đăng : 09:35, 05/07/2019

Đầu tháng 6.2019, tại Việt Nam bất ngờ rộ lên trào lưu cover bài hát có tên Độ ta không độ nàng. Đây là ca khúc do tác giả Cô Độc Thi Nhân (Trung Quốc) sáng tác và phát hành vào tháng 1.2019

Tại Việt Nam, bằng cách nào đó, ca khúc Độ ta không độ nàng đã được “Việt hóa” bởi hàng loạt ca sĩ như Thái Quỳnh, Khánh Phương, Kasim Hoàng Vũ, nghệ sĩ hàiTrấn Thành, Thái Quỳnh, Phương Thanh… thể hiện được tung lên YouTube, và một số trang nghe nhạc trực tuyến.

Chỉ sau vài ngày xuất hiện tại Việt Nam, bài hát đã nhanh chóng lọt vào top xu hướng thịnh hànhcủa YouTube. Sau đó vài ngày“Độ ta không độ nàng” cũngtrở thành cụm từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã hội, tạo nên nhiều tranh cãi bởi nội dung ca từ “Việt hóa” của bài hát.

Tuy nhiên bắt đầu từ 1.7.2019 hàng loạt bản cover Độ ta không độ nàng đã không còn tồn tại trên trang YouTube, trong đó MV của Phương Thanh, Trấn Thành, Khánh Phương hay phim ngắn của Tuấn Trần cũng biến mất. Nhiều khán giả Việt Nam ngỡ ngàng về việc này, tuy nhiên theo chính sách bản quyền của YouTube, việc các video này bị gỡ bỏlà điều bình thường.

Độ ta không độ nàngđược nhiều ca sĩ Việt cover

Nguyên nhân các video Độ ta không độ nàng biến mất khỏi YouTube được xác định do có một đơn vị ở Việt Nammua lại ca khúc từTrung Quốc. Theo đóđơn vị nắm giữ bản quyềnđã gửi công văn tới các kênh phát sóng ở Việt Nam yêu cầu thu tiền tác quyền. Giờ ca sĩ nào có sản phẩm này ở trên mạng mà không gỡ là sẽ phải đóng phí 5 triệu đồng, cộng với 33% doanh thu YouTube hàng tháng cho họ. Sau thông báo này là sẽ quét sạch sẽ luôn các ca khúc cover đang xuất hiện tràn lan trên mạng.

Người đại diện đơn vị nắm giữ bạn quyền cho biết họ có thể thay mặt chủ sở hữu đưa ra quyền quyết định cấp phép hoặc không cho bên thứ 3 sử dụng hoặc yêu cầu các bên vi phạm thanh toán khoản phí bản quyền cho chủ sở hữu. Họ cũng có toàn quyền thực hiện các hành động cần thiết (bao gồm biện pháp pháp lý) để chống lại hoạt động khai thác trái phép tác phẩm.

Qua diễn biến kể trên có thể thấy rằng nghệ sĩ Việt đã vô tình khitạo nên một cơn sốt không cần thiết cho ca khúc nhạc nước ngoài rất bình thường này. Đó là chưa kể họ có nguy cơ phải đối mặt với nhưng vấn đề pháp lý về việc vi phạmbản quyền theo các thỏa thuận quốc tế về bản quyềnmà Việt Nam tham gia.

Việt Nam là thành viên của Công ước Berne - công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật từ năm 2004. Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO). Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này, theo thỏa thuận TRIPs.

Theo luật sở hữu trí tuệ(của Việt Nam cũng như của quốc tế) một khi tác giảbài hát gốc (chủ sở hữu) hoặc người đang nắm giữ bản quyền không đồng ý chocover mà các các ca sĩ tự ý cover không xin phép, không mua bản quyền là điều không nên. Nếu các nghệ sĩbất chấp cover bài hát họcó thểbị tác giả hoặc đơn vị giữ bản quyền khởi kiện, nếu thua kiện có thể bị đền bù một số tiền rất lớn.

Bài họcvụ Noo Phước Thịnh bị nhạc sĩ Mỹ kiệnđòi bồi thường 850 triệu đồng do tự ý sử dụng ca khúc The Wayđể đưa vào MV Chạm kẽ tim anh một chút thôimà chưa có sự xin phép vẫn còn nóng hổi.

Vụ Noo Phước Thịnh bị nhạc sĩ người Mỹ kiện đòi bồi thường 850 triệu đồng

Năm 2018TAND TP.HCM đã thụ lý đơn kiện của nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Zack Hemsey (sinh năm 1983, quốc tịch Mỹ) cáo buộc ca sĩ Noo Phước Thịnh của Việt Nam đã vi phạm bản quyền khi sử dụng trái phép ca khúcThe Waycủa anh để cho vào MV ca nhạcChạm khẽ tim anh một chút thôiphát hành cũng lưu trữ trên mạng Internet. Zack Hemsey khẳng định Noo Phước Thịnh đã sử dụng tác phẩm của anh một cách trái phép để dùng vào mục đích thương mại khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Theo đơn kiện của nhạcsĩ Zack Hemsey vào khoảng tháng 10.2017, anh phát hiện trên MVChạm kẽ tim anh một chút thôiđăng tải trên YouTube và các phương tiện khác. Trong MV của Noo Phước Thịnh từ phút thứ 6:05 đến phút 7:30 đã sử dụng phần nhạc nền lấy từ tác phẩmThe Waycủa Zack Hemsey lồng vào một đoạn phân cảnh. Nhạc sĩ người Mỹ tuyên bố rằng tác phẩm gốc của anh đã được phát hành độc quyền tại Mỹ trước đó và dã đăng ký quyền tác giả cùng các quyền liên quan khác. Vi vậy anh đủ cơ sở để tiến hành khởi kiện Noo Phước Thịnh lên tòa án của Việt Nam.

Căn cứ để Zack Hemsey kiện Noo Phước Thịnhđược dựa vào Công ước Bern (Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, được ký tại Bern, Thụy Sĩ vào năm 1886). Công ước Berneđược quản lý bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO). Việt Namlà thành viên của công ước này từ năm 2004.

Đồng thời nhạc sĩ phía Zack Hemsey cũng căn cứ vào các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ ký năm 2000, cũng như các quy định trong Luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam để kiện Noo Phước Thịnh.

Đơn kiện của sĩ Zack Hemsey yêu cầu Noo Phước Thịnh đền bù cho mình số tiền là 850 triệu đồng, trong đó 500 triệu đồng cho thiệt hại vật chất, 50 triệu đồng thiệt hại về tinh thần và 300 triệu đồng chi phí thuê luật sư. Đồng thời nhạc sĩ người Mỹ buộc Noo Phước Thịnh phải xin lỗi công khai trên các phương tiện truyền thông, xóa vĩnh viễnMV Chạm khẽ tim anh một chút thôicó sử dụng phần nhạc trong tác phẩmThe Wayra khỏi các phương tiện lưu trữ, các trang mạng và bất kỳ phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Vụ kiện đã gây chú ý trong dư luận một thời gian và cũng là lời cảnh báo cho các nghệ sĩ Việt về ý thức tuân thủ luật bản quyền quốc tế.

Tiểu Vũ

Tiểu Vũ