13 trường đại học ở Úc bị kiểm tra do liên kết với Học viện Khổng Tử Trung Quốc
Quốc tế - Ngày đăng : 17:06, 25/07/2019
Theo Bộ trưởng Giáo dục Úc Dan Tehan, chính phủ đang xem xét liệu các thỏa thuận giữa 13 trường đại học Úc, bao gồm cả Đại học Queensland, Đại học La Trobe, Đại học Griffith, Đại học Charles Darwin… với Học viện Khổng Tử có vi phạm luật can thiệp chính trị từ nước ngoài hay không.
Học viện Khổng Tử - được ví như nhưng cơ sở khác của nước ngoài, như Trung tâm Văn hóa Pháp, Học viện Quốc tế Tây Ban Nha,Hội đồng Anh -dạy cho sinh viênvề ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Các thỏa thuận với Học viện Khổng Tử đã giúp thúc đẩy mối quan hệ giáo dục giữa Trung Quốc và Úc trong những năm qua. Ước tính hiện nay có khoảng 190.000 sinh viên Trung Quốc học tập tại các trường đại học Úc.
Tuy nhiên, nhiều người chorằng các lớp học triển khai bởiHọc viện Khổng Tửchỉđưa ra một cái nhìn có chọn lọc về cuộc sống của người Trung Quốc vàcố tình tránh các chủ đề nhạy cảm như sự kiện Thiên An Môn hay các vấn đề về Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ...
Một nghiên cứu năm 2018 của học giả người Đức Falk Hartig cho thấy 50 Học viện Khổng Tử ở châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ có "chương trình nghị sự rõ ràng để trình bày một phiên bản chính trị của Trung Quốc".
Chính phủ Úc hiện đã yêu cầu các trường đại học của nước này phải đăng kýcác viện Khổng Tử (do Bộ Giáo dục Trung Quốc điều hành)theo luật chống can thiệp nước ngoài để chính phủ có thể theo dõi các hoạt động có thể ảnh hưởng đến chính trị và quản trị của Úc.
Bộ trưởng Giáo dục Tehan cũngcho biết Văn phòng của Bộ Tư pháp Úc đã thực hiện các yêu cầu kiểm tra cụ thể nhữngthỏa thuận giữa Học viện Khổng Tử và các trường đại học nước này để đảm bảo tuân thủ theo chương trình Minh bạch hóa ảnh hưởng nước ngoài -một đạo luật được chính quyền của cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull thông qua vào năm 2018 nhằm giới hạn các thế lực nước ngoài can thiệp vào hệ thống chính trị Úc.
Đây là lần đầu tiên Úc chính thức hình sự hóa hành vi can thiệp chính trị của nước ngoài, cũng là nước phát triển đầu tiên trên thế giới có luật như vậy. “Tất cả là vì an ninh quốc gia và chủ quyền. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chỉ những người Úc mới có thể gây ảnh hưởng và đưa ra những quyết định về nền dân chủ của chúng ta”, ông Turnbull phát biểu sau khi bộ luật được thông qua hồi năm ngoái.
Hoàng Vũ (theo Straits Times)