Trưng bày ‘Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế’
Văn hóa - Ngày đăng : 17:14, 02/08/2019
Sáng 2.8, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế”.
Trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế” giới thiệu đến công chúng một vàinét khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế qua một số tư liệu, hình ảnh, hiện vật, trang phục, nhạc cụ như: Điện Hòn Chén, Đền thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh, Điện Thiên Sanh, trang sức, trang phục, nhạc cụ diễn xướng Hầu Đồng, giới thiệu Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tranh dân gian làng Sình…Trưng bày diễn ra từ nay đến ngày 2.11.
Theo BTC, việc trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế” sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn những nét đẹp, những giá trị truyền thống trong đời sống tâm linh đa dạng, đặc sắc của người dân cố đô Huế, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu trong cuộc sống đời thường.
Không gian trưng bày giới thiệu đến công chúng một vài nét khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế qua một số tư liệu, hình ảnh, hiện vật
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian khá phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc sâu xa từ tục thờ mẹ của cư dân nông nghiệp nhằm đề cao vai trò, chức năng thiêng liêng của người phụ nữ trong cuộc sống.
Năm 2016, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận sản là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Trang sức trong diễn xướng hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu được trưng bày tại Huế
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thừa Thiên Huế gắn liền với địa điểm núi Ngọc Trản thuộc làng Hải Cát nơi dân làng dựng một ngôi đền để thờ bà, một vị nữ thần trước đó từng xuất hiện để giúp người dân như truyền thuyết lưu truyền.
Hàng năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, các nghi thức tâm linh về tín ngưỡng thờ Mẫu được tổ chức long trọng tại Điện Hòn Chén. Theo tục lễ cũ, trong những ngày diễn ra lễ, người dânhành hương vềđiện Hòn Chénbằng xe, bằng thuyền trong những bộ y phục sặc sỡ để dâng lễ lên thánh mẫu. Triều đình nhà Nguyễn cũng cửmột vịđại thần thay mặt vua lên đền dự lễ cho thêm phần trọng thể. Từ đó, hoạt động này cũng trở thành một nét đẹp mang tính văn hóatrong đời sốngtâm linh của người dânThừa Thiên - Huế.
Tín ngưỡng thờ Mẫuở Huế là hội tụ giữa haidòng chảy của việc thờ mẫu Nam - Bắc,khi du nhập vào Huế, tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây có những yếu tố riêng biệt như thay vì thờ Tam phủ như ở miền Bắc, ở Huế lại thờTứ phủ với quan niệm thánh thần ở bốn cõi: Thượng thiên (cõi trời cao), Trung thiên (cõi trời giữa), Thượng ngàn (cõi núi rừng), Thủy phủ (cõi sông nước), mỗi cõi đều có một vị Thánh mẫu đứng đầu.
Dưới thời vua Đồng Khánh, tín ngưỡng thờ Mẫu trở nêncực thịnh, điện Huệ Nam trong kinh đô Huế trở thành trung tâm thờ mẫu được triều đình thừa nhận và nhân dân thường xuyên lễ bái.
Tiểu Vũ