Đại sứ Việt Nam lên án hành động của Trung Quốc tại Biển Đông trên báo Úc
Quốc tế - Ngày đăng : 11:04, 22/08/2019
Trước thềm chuyến thăm lịch sử của ông Morrison tới Hà Nội, đại sứ của Việt Nam tại Úc, Ngô Hướng Nam đã có phát biểu trên trangTạp chí Tài chính Úc. Ông Nam khẳng định Úc có lợi ích để đảm bảoviệc duy trìlưu thôngthương mại qua một trong những tuyến đường biển tấp nập nhất thế giới, tức Biển Đông.
"Đối với Úc, theo như tôi biết, khoảng 60% hàng xuất khẩuvà 40% hàng nhập khẩu của nước này đã đi qua vùng biển đó (Biển Đông)", ông nói.
"Với tầm quan trọng chiến lược của vùng biển này đối với khu vực và hơn thế nữa, việc giữ gìn hòa bình, ổn định và duy trì tự do hàng hải trên và qua Biển Đông không chỉ trở thành lợi ích chung mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các nước".
Thủ tướng Morrison hôm qua21.8 cũng cho biết Việt Nam đã là một câu chuyện thành công về kinh tế trong thập kỷ qua, và chuyến thăm của ông đặc biệt tập trung vào việc mở rộng các cơ hội thương mại và đầu tư hai chiều.
“Mối quan hệ của chúng ta với Việt Nam chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế, và chuyến thăm chính thức đầu tiên của tôi sẽ là một cơ hội quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược đó”, ông Morrison nói.
Trong khi đó, Đại sứ Nam bày tỏ "Tôi rất vui khi thấy nhiều công ty của Úc đang muốn đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.
Họ muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, khởi nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, phát minh, phát triển nguồn nhân lực. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng việc phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn sẽ cho phép hai nước khai thác tiềm năng to lớn từ sự hợp tác song phương của chúng ta, từ các vấn đề chính trị, thương mại và đầu tư, giáo dục, quốc phòng và an ninh cho đến vấn đề nhập cư, chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu và buôn bán người.
Cả hai bên đều rất coi trọng chuyến thăm. Và, chúng tôi đang chuẩn bị chu đáo cho nó vì chúng tôi tin rằng nó sẽ đánh dấu một cột mốc mới trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Úc."
Tạp chí tài chính Úc, cũngdẫn lời Ông Morrison đã mô tả rõ ràng Việt Nam là một "đối tác thân thiết" cùng với Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản trong bài phát biểu Asialink hồi tháng 6 - bài phát biểu toàn diện về cách tiếp cận căng thẳng khu vực.
Theo góc nhìn từ người Úc, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phức tạp trong những tuần gần đây. Bộ ngoại giao Việt Nam nhiều lầnnghiêm khắc yêu cầu Trung Quốc rút ngay tàu khảo sát và tàuhộ tốngra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Báo Úc khẳng định các tàu Trung Quốc đã quấy rối các hoạt độngdầu khí Việt Nam. Chính quyền Úc cũngđã lên án các hoạt động trên của Trung Quốc trong các thông cáo chung với Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Ông Nam cho biếtviệc Bắc Kinh triển khai tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 cùng với hàng chục tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là "một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam,theo Công ước củaLiên Hợp Quốc về Luật biển"
Và, "Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác đối thoại ASEAN, bao gồm Úc, để thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, nhằm duy trì trật tự pháp lý trên biển, để ngăn chặn sự cố và giảm căng thẳng, qua đó ngăn chặn căng thẳng, giảm thiểu rủi ro vì tính toán sai lầm ở Biển Đông.
"Tất cả những điều này là một phần của những nỗ lực chung của chúng tôi nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và thế giới. Chúng tôi mong muốn Úc tiếp tục hỗ trợ trong nỗ lực này".
Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Úc Marise Payne, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã cùng bày lo ngại việc Trung Quốc củng cố sức mạnh quân sự ở khu vực Đông Nam Á.
Các bộ trưởng cũng bày tỏ "mối quan ngại nghiêm trọng" đối với "các báo cáo đáng tin cậy về các hoạt động gây rối liên quan đến các dự án dầu khí hiện hữu từ lâu" ở Biển Đông, trong đó có báo cáo về việc tàu Trung Quốc quấy rối tàu Việt Nam đang hoạt động ở gần các giàn khoan trên biển. Sự kiện này tạo thêm lớp lo lắng mới đối với chương trình bồi đắp đảo gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Các bộ trưởng nhắc lại cam kết của họ đối với duy trì luật pháp quốc tế và tầm quan trọng của nó trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong lĩnh vực hàng hải", 3 ngoại trưởng Mỹ, Úc và Nhật Bản cho biết trong một tuyên bố chung hiếm hoi dù không nêu tên cụ thể của Trung Quốc.
"Các bộ trưởng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về những phát triển tiêu cực ở Biển Đông, bao gồm cả việc triển khai các hệ thống vũ khí tiên tiến trên các thực thể đang tranh chấp".
"Các bộ trưởng lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động áp chế đơn phương có thể làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng như cải tạo địa chất, xây dựng căn cứ, quân sự hóa các thực thể tranh chấp và các hành động khác gây ra thay đổi vật lý vĩnh viễn cho môi trường biển”.