Trung Quốc ngại làm căng với Nhật dù 'lợi ích cốt lõi' trên biển bị đụng chạm

Quốc tế - Ngày đăng : 06:56, 03/09/2019

Dường như Trung Quốc không muốn làm căng với Nhật dù bị động chạm đến lợi ích cốt lõi trên biển Hoa Đông liên quan đến tranh chấp chủ quyền Senkaku

NHK ngày 2.9 hôm qua cho biết Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản sẽ triển khai đơn vị đặc nhiệm đầu tiên ở Okinawa trong năm tài khóa 2020 để ứng phó với những kẻ xâm nhập các đảo xa nằm gần biên giới.

Lực lượng chuyên trách sẽ được thành lập trong cơ quan cảnh sát tỉnh Okinawa. Dự kiến, lực lượng này sẽ gồm cảnh sát tinh nhuệ được trang bị súng tiểu liên và các thiết bị phòng vệ khác.

"Năm 2012, thành viên của một nhóm các nhà hoạt động Hong Kong đã đổ bộ lên quần đảo Senkaku trên Biển Đông Trung Hoa. Sau đó, những người này đã bị bắt vì lên đảo trái phép.

Nhật Bản kiểm soát quần đảo Senkaku. Chính phủ Nhật Bản duy trì lập trường rằng quần đảo là một phần cố hữu của lãnh thổ Nhật Bản, còn chính phủTrung Quốc và cả chính quyền Đài Loan cũngtuyên bố chủ quyền.

Tàu của chính phủ Trung Quốc cũng nhiều lần xâm phạm lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku. Lực lượng Phòng vệ và Bảo vệ Bờ biển của Nhật Bản đã tăng cường tuần tra quanh quần đảo”, theo NHK.

Japan Times cho biết thêm Cơ quan cảnh sát quốc gia cũng đang tìm kiếm ngân sách để sở hữu một máy bay trực thăng lớn và tăng nhân sự ở Okinawa.

Senkaku là một điểm nhạy cảm trong mối quan hệ Trung – Nhật. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở nên căng thẳng nhất sau nhiều thập kỷ là hồi 2012 khi Nhật Bản mua một phần của chuỗi đảo tranh chấp từ một chủ sở hữu tư nhân. Quan hệ hai nước hiện đã quay trở lại ở mức tương đối bình thường, nhưng tàu bảo vệ bờ biển và tàu quân sự của cả hai nước tiếp tục hiện diện quanh quầnđảo.

Nhưng điều bất ngờ nhất là khi phóng viên đề nghịngười phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc bình luậnvề thông tin “Theo báo cáo từ truyền thông, Nhật Bản sẽ ra mắt một đơn vị cảnh sát đặc biệt để tuần tra các hòn đảo đang tranh chấp ở biển Hoa Đông"thì phản ứng của Bộ này khá nhẹ nhàng.

Ông Cảnh Sảng trả lởi: “Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Điếu Ngư là rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi hy vọng rằng hai bên sẽtheo tinh thần của sự đồng thuận bốn nguyên tắc, tăng cường nghiêm túc việc kiểm soát khủng hoảng và cùng nhau giữ vững hòa bình và ổn định ở biển Hoa Đông”.

Có thể thấy trong từng chữ của ông Cảnh Sảng không có từ nào lên án, phản đối hay rao giảng kiến thức lịch sử cho người Nhật như trước đây. Thay vào đó, Trung Quốc dùng những từ như “hy vọng”, “đồng thuận”, “kiểm soát”, “hoà bình”, “ổn định”... nói chung là rất nhũn nhặn.

Còn nhớ hồi tháng 4.2013, bà Hoa Xuân Oánh - hiện vẫn là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng khẳng định: "Đề cập quần đảo Điếu Ngư lànói về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Tất nhiên, đó là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc",

Thậm chí, gần đây chính quyền Trung Quốc còn ngầmkhuyến cáo ngư dân tránh xa việc đánh bắt quanh quần đảo Senkaku và các vùng biển tranh chấp với Nhật trong khi thời điểm 3 năm trước luôn có 200-300 tàu của ngư dân Trung Quốc hoạt động ở vùng biển quanh quần đảo này.

Tại sao Trung Quốc có thái độ nhũn nhặn với Nhật khi "lợi ích cốt lõi" bị đụng chạmvào lúc này? Rất có thể Trung Quốc buộc lòng phải ngọt ngào với Nhật, hay ít nhất không làm căng trong quan hệ với Nhật để tránh cảnh lưỡng thọ đầu nan sau khi đang rất căng thẳng với Mỹ. Ngay khi thương chiến với Mỹ nổ ra, Trung Quốc đã làm ấm quan hệ với Nhật tức khắc.

Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ bắt đầu hạ lệnh đánh thuế 25% với 200 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc thì đến tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi thăm Nhật nhân dự hội nghị G-20 ở Osaka và trở thành lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc đến Nhật Bản sau 9 năm. Ông Tâp cũng dự kiến ​​sẽ thực hiện một chuyến thăm cấp nhà nước song phương chính thức vào năm tới.

Anh Tú

Anh Tú