Cảnh giác với bệnh giãn phế quản

Thông tin Y học - Ngày đăng : 14:42, 05/09/2019

Giãn phế quản là một bệnh lý phổi mạn tính không thể chữa khỏi. Nguyên nhân do các vách của đường thở phổi bị tổn thương và mất khả năng loại bỏ dịch nhầy.

Tích tụ dịch nhầy là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nẩy nở, từ đó dẫn đến nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại, và về lâu dài có thể tổn hại đường thở. Hơn thế, giãn phế quản có thể là dấu hiệu của những hậu quả nghiêm trọng khác, chẳng hạn như suy tim, tràn khí màng phổi hoặc áp xe não.

Ảnh: tambabayrefluxcenter.com

Giãn phế quản còn gây nhiễm nấm (thường từ phổi hoặc trên da), rối loạn suy giảm miễn dịch, làm tăng trưởng khối u (không phải ung thư), gây phản ứng dị ứng với một số loạinấm. Bệnh cũng là dấu hiệu của:

     
  • Viêm phổi: Tức viêm bên trong phổi.
  •  
  • Bệnh lao: Ảnh hưởng đến phổi và gây ho. Bệnh có thể làm tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ho mạn tính, triệu chứng ban đầu của bệnh lao là sụt cân, đổ mồ hôi ban đêm, sốt và ớn lạnh, người yếu và mệt mỏi, ho nhiều hơn ba tuần lễ, ho ra máu hoặc đờm.
  •  
  • Ho gà: Ho gà gây viêm nhiễm đường hô hấp. Ho dai dẳng có thể gây nôn mửa, khó khăn khi ăn uống. Tương tự cảm lạnh, triệu chứng của ho gà là nhảy mũi, ho khan, chảy nước mũi, sốt nhẹ, mắt đỏ và chảy nước mắt, nghẹt mũi. Bệnh có thể xấu hơn khi tiến triển nhanh chóng, và có những biểu hiện lẫn triệu chứng giống với viêm phế quản như ho dai dẳng hoặc khạc ra đờm.
  •  
  • Xơ nang: Xơ nang làm dịch nhầy dính dính lại dày hơn so với bình thường và mồ hôi có vị mặn hơn. Dịch nhầy dày và mất muối gây một số bất lợi cho sức khỏe như mất nước, suy dinh dưỡng và các vấn đề về hơi thở. Các vùng cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là phổi, gan, các xoang, tuyến tụy, ruột và bộ phận sinh dục.

Nếu giãn phế quản được chẩn đoán và chữa trị sớm, có thể ngăn ngừa những tổn hại thêm cho phổi. Người bệnh cần được chăm sóc liên tục và tuân thủ lối sống lành mạnh.

     
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách cải thiện chất lượng sống. Tìm hiểu những thông tin về bệnh, và bất cứ tình trạng bệnh lý nào đang có.
  •  
  • Tránh để nhiễm trùng phổi, bằng cách tiêm vắc xin ngừa cúm và viêm phổi. Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm vi rút và vi khuẩn.
  •  
  • Tuân thủ lối sống lành mạnh rất quan trọng cho sức khỏe tổng quát. Nếu đang hút thuốc lá, cố gắng bỏ thuốc vì thuốc lá gần như gây hại cho mọi cơ quan trong cơ thể, gồm cả phổi. Hỏi ý kiến bác sĩ về chương trình và sản phẩm giúp cai thuốc lá hiệu quả, đồng thời tránh xa khói thuốc, bảo vệ sức khỏe đường hô hấp bằng cách tránh xa khói độc, khí ga, các chất có hại khác.
  •  
  • Tiêu thụ nhiều loại rau củ, trái cây khác nhau, hạt nguyên cám, chế phẩm bơ sữa không béo hoặc ít béo, và thực phẩm protein như thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, hải sản, chế phẩm đậu nành được chế biến, quả hạch, các loại hạt, đậu và đậu hà lan. Hạn chế lượng sodium, chất béo thể rắn (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa), ngũ cốc tinh chế. Ngũ cốc tinh chế từ xử lý hạt nguyên cám thường mất một phần chất dinh dưỡng, như chất xơ.
  •  
  • Uống nhiều chất lỏng, nhất là nước, để ngăn chặn dịch nhầy đường hô hấp không dày và dính lại.
  •  
  • Rèn luyện thể chất, nếu có thể. Đi bộ, bơi lội có thể làm lỏng dịch nhầy. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ cách tập luyện an toàn nhất cho bạn.
  •  
  • Nếu trầm cảm, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc hoặc giải pháp chữa trị khác để cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc tham gia nhóm hỗ trợ bệnh nhân có thể điều chỉnh chất lượng sống của người bệnh. Sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè cũng giảm bớt căng thẳng và lo lắng.
Tú Uyên

CTV Thùy Như, 0918138508, VCB 0441000613273