Chuyên gia quốc tế nói về các nước ASEAN trong thương chiến Mỹ - Trung

Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 21:00, 05/10/2019

Bài viết trên tờ SCMP ngày 5.10 nhận định, chính phủ các nước thành viên ASEAN đều tích cực "lôi kéo" các công ty Trung Quốc đến nước mình đầu tư FDI.

Indonesia đang chuẩn bị "tiến lên"

Trong đó, theo SCMP thì Việt Nam là quốc gia đón nhận dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao hơn so với các nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN, khi Mỹ và Trung Quốc còn sa lầy trong cuộc thương chiến kéo dài suốt 13 tháng qua.

Malaysia, Singapore và Philippines cũng hưởng lợi từ cuộc chiến này, trong khi Indonesia là quốc gia duy nhất trong khốiASEANđược cho là không đón được làn sóng nhà các nhà sản xuất tìm cách “lách” khỏi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Đó là những lời nhận định của 2 chuyên gia kinh tế thuộc công ty môi giới Maybank Kim Eng ở Singapore khi tham dự một hội thảo do Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) tổ chức.

Chuyên gia kinh tếLee Ju Ye nói trong năm 2018 mức FDI Việt Nam nhận từ Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong) tăng73%. Còn trong nửa đầu năm 2019, mức đăng ký FDI vào Việt Nam tăng đến 211%.

Malaysia cũng đón nhận dòng tiền kỷ lục từ Trung Quốc vàcông ty chuyển qua Malaysia thì sẽ có thể vay tiền từ các ngân hàng thuộc Singapore. Ngay cả Philippinescũng đón nhận nhiều cuộc đăng ký FDI.

Chuyên gia kinh tế Lee Ju Ye còn cho biếtchính quyền Tổng thống Joko Widodo của Indonesia đã ghi nhận tình hình trên nên gần đây cócông bố kế hoạch giảm thuế doanh nghiệp từ mức 25% như hiện nay còn 20%.

Tổng thống Widodo đã đắc cử nhiệm kỳ 2 với lời hứa kích thích nền kinh tế Indonesia, đã yêu cầu các bộ trưởng tích cực làm việc để tranh thủ lợi thế từ việc chuyển dòng cung ứng hàng hóa. Ông dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết trong 33 công ty Trung Quốc chuyển qua sản xuất ở nước ngoài, có 23 công ty chọn Việt Nam làm điểm đến, 10 công ty còn lại qua Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

Bà Lee nói công ty điện tử Pegatron (Đài Loan) đã quyết xây một nhà máy ở Batam thuộc Indonesia, nhưng các tập đoàn đa quốc gia khác lại cẩn trọng vì nhiều nguyên nhân, ví dụ luật lao động Indonesia buộc chủ công ty phải chi tiền bồi thường cao cho người lao động bị sa thải.

Thái Lan cũng tung ra gói kích cầu đầu tư FDIgọi là Thailand Plus, trong đó hứa hẹn giảm 50% thuế doanh nghiệp, hoặc các khoản hỗ trợ nâng cao tay nghề cho người lao động. Chính phủ Malaysia thì lập một ủy ban nhằm xét duyệt nhanh các đơn đăng ký FDI của các công ty đến từ Trung Quốc. Bà Lee nói khâu xét duyệt này có thể chỉ mất một tuần, thay vì 3 tháng như trước đây.

Đừng quên là Trung Quốc có BRI

Bà Lee cùng nhà kinh tế học Linda Liu tại sự kiện nói trên cũng đề cập đến sáng kiến Vành đai -Con đường (BRI),một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Trung Quốc để kích cầu thương mại toàn cầu.

Hai chuyên gia nói dù tổ chức Giám sát Trung Quốc đầu tư toàn cầu (truy vết các hoạt động xây dựng và đầu tư toàn cầu của Trung Quốc) đã ghi nhận sự suy giảm tổng vốn đầu tư và giảm các hợp đồng xây dựng vào năm 2018, nhưng các khoản chi và hợp đồng này đã tăng lại vào đầu năm 2019.

“Trong năm 2018, các hợp đồng xây dựng và đầu tư giảm mạnh, từ 38 tỉ USD xuống còn 22 tỉ USD... Một sự thay đổi chính phủ ở Malaysia đã dẫn đến việc phải tạm ngưng vài dự án”,bà Lee nói.

Nhưng khu vực ASEAN đã ký số hợp đồng trị giá 11 tỉ USD với Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019, với 3 tỉ USD đầu tư vào Indonesiavà 2,5 tỉ USD đến Campuchia.“Chính quyền Indonesia ngày càng đón nhận thêm dòng tiền Trung Quốcvà đã mở rộng cửa làm việc với quốc gia này”, bà Lee nói thêm.

Indonesia hiện có một dự án BRI trị giá 6 tỉ USD, là tuyến đường sắt cao tốc nốiJakarta với thành phố Bandung, nhưng với mục tiêu chuyển các dòng đầu tư vào bốn “hành lang kinh tế” trải khắp nước.

Hai nhà kinh tế học nhận định có thể dòng tiền Trung Quốc quay lại Malaysia còn nhiều thêm, do nước này đã mở thêm nhiều dự án xây dựng, ví dụ tuyến đường sắt cao tốc Bờ biển phía Đông trị giá 11 tỉ USD.

Bà Liu cũng nói Lào và Campuchia cũng đã có những dự án BRI với Trung Quốc, ví dụ tuyến đường sắt cao tốc nối Phnom Penh với Sihanoukville (dự kiến hoàn thành năm 2023) và tuyến đường sắt cao tốc Trung - Lào sẽ kết nốiVientiane với Côn Minh (Nam Trung Quốc).

“Chúng tôi nghĩ khối ASEAN sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc chú trọng các dự án gần nhà hơn. Nhưng khi nói về các khoản đầu tư của Trung Quốc, chúng tôi ghi nhận Trung Quốc chưa phải là nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực này”,bà Liu nói.

Hiện các dự án cơ sở hạ tầng (có Nhật Bản ủng hộ) ở 6 nền kinh tế Đông Nam Á đạt giá trị 367 tỉ USD, so với mức 255 tỉ USD của Trung Quốc, theo dữ liệu của tổ chức cung cấp thông tin tài chính Fitch Solutions.

Bà Lee nói các khoản đầu tư từ Mỹ vào ASEAN đã giảm từ năm 2018, cũng như EU đã giảm đầu tư kể từ năm 2016. “Từ việc Trung Quốc ngày càng có vai trò là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở khu vực này, tôi cho rằng Mỹ và Nhật Bản cũng trở nên nắm rõ việc này và đang tăng những sáng kiến để tích cực hơn tại khu vực này”, bà nói thêm.

Mỹ Trinh (theo SCMP)

Mỹ Trinh