Thương chiến sẽ chẳng có bên nào thắng, IMF và WB đều dự báo không tốt về kinh tế thế giới
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 20:25, 09/10/2019
Ngày 8.10, tân Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bà Kristalina Georgieva đã đưa ra lời cảnh báo rằng sự căng thẳng thương mại hiện nay đang làm suy yếu kinh tế toàn cầu và mức tăng trưởng kinh tế có thể rơi xuống thấp nhất trong gần 10 năm qua.
Trong bài phát biểu đầu tiên với vai trò của người đứng đầu IMF, bà Georgieva khẳng địnhtheo nghiên cứu mới nhất của IMF, những tác động tích tụ từ các cuộc xung đột thương mại có thể khiến nền kinh tế toàn cầu mất đi 700 tỉ USD vào năm 2020, tương đương 0,8% GDP toàn cầu; mức cao hơn so với các dự báo trước đó.
“Năm 2019, IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở gần 90%nước trên thế giới. Nói cách khác, nền kinh tế thế giới đang giảm tốc đồng loạt. Điều này có nghĩa là tăng trưởng trong năm 2019 sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu thập kỷ này. Tất cả mọi người sẽ đều là bên bị thua trong một cuộc chiến thương mại”, bà Georgieva nói và kêu gọicác nước cần đồng lònggiải quyếtcăng thẳng thương mại hiện nay.
Bên cạnh đó, bà Georgieva còn đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu, cho rằng cần có sự thay đổi trong hệ thống thuế quốc gia với việc tăng mạnh thuế khí thải
Cùng ngày, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng các chuỗi giá trị toàn cầu - động lực quan trọng đối với thương mại cũng như hoạt động giảm nghèo tại các thị trường mới nổi - đã chậm lại trong 1 thập kỷ qua, đang bị đe dọa bởi các cuộc xung đột thương mại vàcông nghệ mớinổi.
WB cho biết các chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn1990-2007, khi các rào cản thương mại được cắt giảm, công nghệ thông tin và kết nối giao thông được cải thiện, góp phần thúc đẩy hoạt động chế tạo - lĩnh vực chiếm 50% tổng giá trị thương mại.
Nhưng xu hướng trên đã bị đảo ngượcnhững năm gần đây, một phần do tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động chế tạo bùng nổ tại các khu vực năng động, điển hình là tại Trung Quốc. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn cũng góp phần vào đà suy giảm này.
“Nếu bất đồng thương mại xấu đi và làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư thì có thể gây tác động lớn đến tăng trưởng và tình trạng nghèo đói toàn cầu, hơn 30 triệu người có thể lại bị đẩyvào tình trạng nghèo đói (thu nhập dưới 5,5 USD/ngày)",WB cảnh báo.
T.Anh tổng hợp